do liên tiếp hứng chịu những cơn lũ từ thượng nguồn đổ về, hơn 500m đê sông phía Bắc cầu Đỏ thuộc địa phận thôn Phong Tấn, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của các hộ dân sinh sống trong vùng.
|
Bãi bồi tại các trụ cầu Đỏ làm hướng chảy của dòng sông thay đổi, khiến tuyến đê sông phía Bắc bị xâm thực nghiêm trọng. |
Theo người dân địa phương, 5 năm trở lại đây, lòng sông cầu Gành bị cát bồi lấp, làm thay đổi dòng chảy nên mỗi khi nước lớn từ thượng nguồn đổ về, dòng nước xoáy sâu về chân đê phía Bắc chân cầu Đỏ. Mặt khác, bãi bồi ở khu vực 3 mố chân trụ cầu Đỏ làm thay đổi hướng chảy, dòng sông xói về phía taluy bờ Bắc, khiến cho hàng chục, hàng trăm khối đất canh tác, vườn tược nhà dân bị cuốn trôi.
Anh Lê Văn Minh, một người dân sống gần khu vực phía Bắc đê sông cầu Đỏ, lo lắng: “2 năm nay diễn biến thời tiết thất thường, mưa lũ triền miên, nước lũ từ thượng nguồn chảy về với cường độ lớn nên dòng sông đã xâm thực vào bờ rất mạnh. Trước kia nhà tôi cách bờ sông đến 20m, nay chỉ còn chừng 1-2m. Không riêng gì tôi mà nhà cửa, vườn tược của hàng chục hộ dân sống ở khu vực này có thể bị cuốn trôi theo dòng nước bất kỳ lúc nào”.
|
Hơn 500m đê sông phía Bắc cầu Đỏ bị xâm thực, xói lở nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy gần 10 hộ dân trong vùng. |
Lo lắng của người dân nơi đây là có cơ sở, bởi thực tế hiện nay tình trạng đê sông phía Bắc cầu Đỏ đang bị xâm thực nặng nề, sạt lở rất nghiêm trọng với nhiều đoạn bị ăn sâu đến chân móng nhà dân, nhiều cây cối, ruộng vườn đã bị nước nhấn chìm. Ngoài ra, nước chảy xiết với cường độ mạnh đã và đang gây nứt đổ, sạt lở 2 mái taluy chân cầu tạo nên những khoảng rỗng, đe dọa trực tiếp đến chất lượng công trình cầu Đỏ.
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân và công trình đê sông, chính quyền địa phương cần nhanh chóng phối hợp với ngành chức năng để sớm kiểm tra, đánh giá mức độ xâm thực và có chủ trương, biện pháp nâng cấp, gia cố tuyến đê sông theo hướng kiên cố hóa; ổn định cuộc sống và sản xuất cho người dân, đặc biệt mỗi khi mùa mưa lũ về.
|