Để di tích đẹp hơn
23:9', 21/4/ 2012 (GMT+7)

Nhân Tháng Thanh niên năm 2012, Chi đoàn nơi tôi đang sinh hoạt tổ chức về thăm Khu di tích lịch sử Đồi Mười (xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn). Cũng như tôi, các đoàn viên - thanh niên trong Chi đoàn đều háo hức được tìm hiểu về một địa danh nơi ghi dấu nhiều chiến công, gương hy sinh của quân và dân ta.

Thật may mắn, hôm ấy, chúng tôi đã liên hệ được với một bác đã từng tham gia chiến đấu tại Đồi Mười giai đoạn 1964-1965, hiện đã nghỉ hưu và sinh sống tại Hoài Châu Bắc, trực tiếp làm người hướng dẫn.

Ngay dưới chân đồi là tấm bia đá khá mới mẻ, khang trang, ghi vài nét về chiến thắng Đồi Mười. Đồi có độ cao chừng 36 m so với mặt nước biển, được xây bậc thang xi măng dẫn từ chân đồi lên đến đỉnh khá thuận tiện.

Tuy nhiên, dù bác cựu chiến binh được chúng tôi mời đến để hướng dẫn rất hào hứng kể về những trận đánh trong lịch sử nhưng dường như niềm háo hức ban đầu trong mỗi chúng tôi đã có phần vơi bớt, có lẽ bởi cái nắng khá oi bức và cảnh quan xung quanh không mấy mát mẻ.

Hầu hết các dấu tích để lại về một căn cứ chiến lược như hố bom, sân bay, chiến hào nay hầu như không còn; trên đỉnh đồi chỉ còn duy nhất một cột cờ. Bác cựu chiến binh giải thích, sau chiến tranh, Đồi Mười còn sót lại nhiều bom mìn, nên sau khi rà phá, trồng lại cây xanh, di tích đã thay đổi nhiều, nên nếu không có chỉ dẫn cặn kẽ, những người chưa từng đến đây rất khó hình dung ra trận địa này.

Đáng tiếc nhất là chúng tôi luôn phải chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ môi trường xung quanh. Nhìn xuống chân, chúng tôi thấy những bịch ni lông, giấy, vỏ chai… vứt la liệt; phân bò rồi có cả phân người phóng uế bừa bãi. Đứng trên đỉnh đồi, có thể nhìn bao quát nghĩa trang liệt sĩ của xã được chăm chút cẩn thận, xa hơn nữa là ruộng đồng xanh mướt, nhưng cúi nhìn ngay dưới chân thì… rác và rác. Đoạn bậc thang dẫn lên đỉnh cũng ngập rác.

Sau chuyến thăm di tích lịch sử Đồi Mười, chúng tôi càng tự hào hơn trước những chiến công của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trong lòng vẫn còn chút tiếc nuối. Giá như di tích lịch sử được giữ gìn sạch sẽ, khang trang hơn. Thay vì rác và cái nắng oi bức là những bụi hoa nhỏ, những tán cây xanh mát thì cảnh quan sẽ đẹp hơn rất nhiều. Giá như trên đồi có những mô hình, bảng chỉ dẫn, hay một lư hương, một bia tưởng niệm để thắp hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh thì chuyến đi của chúng tôi sẽ trọn vẹn biết nhường nào.

  • NGUYỄN HUYỀN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bức xúc vì mùi xi mạ  (19/04/2012)
Bức xúc từ những điểm tắm heo  (16/04/2012)
Cần cách xử lý phù hợp hơn   (11/04/2012)
Cẩn trọng khi tắm biển  (07/04/2012)
Bạn đọc giúp đỡ các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (06/04/2012)
“Đã thương thì thương cho trót”  (04/04/2012)
Suy nghĩ về hai thái độ phục vụ  (04/04/2012)
Cần ý thức của người bán và người mua  (06/04/2012)
Đùn đẩy đến bao giờ ?  (04/04/2012)
Khai thát cát trái phép trên sông Đại An  (03/04/2012)
Tự mỗi công dân phải có ý thức về phần trách nhiệm của mình  (01/04/2012)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (31/03/2012)
Nên lập di chúc phân chia di sản  (31/03/2012)
Chợ Bồng Sơn đã thông thoáng hơn   (31/03/2012)
Phiền lòng khi đi đổ xăng  (28/03/2012)