Nên nghiên cứu, quy hoạch phát triển cây dừa
20:54', 16/6/ 2012 (GMT+7)

Dừa là cây trồng đã gắn bó lâu đời với mảnh đất và con người Bình Định. Tuy nhiên, để cây dừa thực sự mang lại các lợi ích về mặt dân sinh, kinh tế thì có rất nhiều việc phải làm.

Ở tỉnh ta, dừa được trồng hầu hết ở các địa phương từ đồng bằng đến miền núi, nhưng nhiều nhất là ở các huyện: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát… Ngoài việc tạo nên vẻ đẹp cảnh quan cho quê hương, cây dừa còn là cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Lợi ích đa dạng từ cây dừa có lẽ không cần nhắc lại thêm nữa.

 

Nghiên cứu, chọn lọc và đưa các giống dừa mới vào trồng, chăm sóc chu đáo là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả cây dừa.

- Trong ảnh: Một hộ dân ở phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn) đã có thu nhập khá từ cây dừa xiêm .

Tuy nhiên, trong những năm qua, giá dừa trên thị trường thấp, nông dân phải bán sản phẩm với giá rẻ, 500-600 đồng/trái dừa khô. Mặc dù đã có cơ sở chế biến dừa công nghiệp của Tổng công ty PISICO (chế biến chỉ xơ dừa, than gáo dừa xuất khẩu) nhưng mức độ sản xuất có hạn, chỉ tiêu thụ một phần nhỏ sản lượng dừa của tỉnh và giá mua cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

Một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng sử dụng vỏ dừa, thân cây dừa để sản xuất thảm xơ dừa, dây dừa, đũa dừa… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và xuất khẩu, nhưng quy mô hoạt động nhỏ vì còn phụ thuộc đầu ra sản phẩm. Tuy vậy, việc duy trì và phát triển cây dừa ở tỉnh ta gặp một số khó khăn, nhiều năm liền dừa bị bọ cánh cứng gây hại, lại không được chăm sóc chu đáo, nên ngày càng xơ xác. Việc nghiên cứu, lựa chọn các loại giống dừa mới có năng suất cao để thay thế diện tích dừa bị già cỗi chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, diện tích dừa trên địa bàn tỉnh ngày càng bị thu hẹp, hiện chỉ còn 10.520 ha, giảm 924 ha so với năm 2005.

Diện tích dừa cho thu hoạch còn thấp và sản lượng cũng không cao. Lợi ích kinh tế của cây dừa mang lại cũng chưa tương xứng với tiềm năng, khi chỉ có một số cơ sở sản xuất các sản phẩm từ dừa, với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu làm thủ công. Sản phẩm từ dừa chủ yếu bán thô, thị trường đầu ra không ổn định.

Bởi vậy, muốn cây dừa trở thành cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, mang lại các lợi ích về mặt dân sinh, kinh tế thì các vườn dừa cần được cải tạo, thay diện tích dừa già cỗi, kém hiệu quả bằng các giống dừa mới năng suất cao hơn, chú trọng phát triển dừa nguyên liệu chế biến công nghiệp để xuất khẩu, dừa ăn quả, uống nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường nội địa và khách du lịch.

Các ngành chức năng có liên quan nên nghiên cứu, quy hoạch phát triển cây dừa phù hợp với điều kiện mới, chọn lọc giống, quy hoạch xây dựng các cơ sở nhân giống để cung cấp giống dừa cho nông dân; nghiên cứu tìm ra hướng ứng dụng mới để đa dạng sản phẩm từ dừa; biến cây dừa, vườn dừa thành một đối tượng có thể phục vụ phát triển xã hội nhiều hơn, trong đó du lịch là một hướng đi nên xem xét nghiêm túc.

  • MINH HẰNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nên cân nhắc thật kỹ  (16/06/2012)
Trộm chim cảnh lộng hành  (13/06/2012)
Bãi biển “nhiều không”  (11/06/2012)
“Lợi bất cập hại”  (11/06/2012)
Một hiểm họa thật sự  (05/06/2012)
Xây dựng công trình làm ảnh hưởng nhà dân  (02/06/2012)
Hoang hóa Khu công nghiệp Hòa Hội   (02/06/2012)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (31/05/2012)
Những cột điện nguy hiểm  (30/05/2012)
Hơn 10 năm chưa hoàn thiện  (28/05/2012)
Xây nhà, lấn cả đất Nhà nước quản lý  (27/05/2012)
Chất lượng dịch vụ MyTV đã được cải thiện đáng kể  (27/05/2012)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (23/05/2012)
Tín hiệu tích cực bảo vệ quyền lợi người lao động  (23/05/2012)
Không nên chủ quan khi qua đò Cồn Chim  (22/05/2012)