Cần có quy định bảo vệ người tố cáo tham nhũng
8:16', 26/10/ 2005 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Phạm Thế Duyệt phát biểu ý kiến.

Ngày 25-10, không khí nghị trường Quốc hội thực sự "nóng" khi thảo luận về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng với nhiều ý kiến thể hiện nỗi bức xúc trước thực trạng tham nhũng khá trầm trọng hiện nay và hiến kế biện pháp để nâng cao hiệu quả của luật trong cuộc sống.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu nêu lên là dự luật cần bổ sung những quy định về việc khuyến khích và bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, xử lý nghiêm minh những hành vi trù dập người đấu tranh chống tham nhũng. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần có quy định khuyến khích và đầu tư kinh phí để phát huy vai trò của các cơ quan báo chí truyền thông trong việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng.

Tiếp tục nội dung đã thu hút sự quan tâm của cả cơ quan có thẩm quyền cũng như dư luận nói chung trong suốt quá trình Quốc hội xem xét dự luật và lấy ý kiến nhân dân nhiều ngày qua, phần lớn ý kiến thảo luận hôm nay vẫn tiếp tục xoay quanh việc thành lập cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng như thế nào và quy định biện pháp kê khai tài sản đối với người có chức vụ ra sao cho có hiệu quả.

Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng, hệ thống quyền lực của nhà nước Việt Nam đã phân chia ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cơ quan này không thể làm thay chức năng của cơ quan khác, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chung, không thể làm thay chức năng của nhà nước. Bởi vậy, thành lập một ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở trung ương do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo là phù hợp hiến pháp và thực tế ở Việt Nam.

Những quy định về kê khai và công khai tài sản trong dự luật lần này, sau khi được chỉnh lý, bổ sung, đã nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu Quốc hội về tính ngăn ngừa rất cao của biện pháp này.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan công quyền mới được coi là những giải pháp "gốc" để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng về lâu dài.

Tiếp đó, trong phiên thảo luận về dự Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần coi trọng vấn đề chống lãng phí ngang tầm với công tác chống tham nhũng để có những giải pháp thích hợp giải quyết tình trạng lãng phí, thất thoát tràn lan hiện nay.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: "Về đích" sớm với 4,58 tỉ USD  (25/10/2005)
Ba thách thức lớn với con tôm Việt Nam  (25/10/2005)
Xây dựng nhà máy thức ăn gia súc lớn nhất Việt Nam  (25/10/2005)
Cấp visa tự động cho hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ  (25/10/2005)
Quốc hội xem xét Luật nhà ở   (24/10/2005)
Lũ trên các sông ở Trung Bộ và Tây Nguyên   (24/10/2005)
Ủng hộ trẻ em nạn nhân chất độc da cam   (24/10/2005)
Nam Trung Bộ: Đường sắt xuyên Việt ách tắc do mưa lớn   (24/10/2005)
Khánh thành đường dây 500 KV Bắc - Nam thứ hai   (24/10/2005)
29 triệu USD giúp DN sử dụng năng lượng hiệu quả   (23/10/2005)
Khánh thành nhà máy điện Phú Mỹ 2.2   (23/10/2005)
Tất cả gia súc, gia cầm phải tiêm phòng bắt buộc 7 loại bệnh  (21/10/2005)
Phát triển kinh tế phải luôn gắn với việc bảo vệ công trình mới xây dựng  (21/10/2005)
Petrolimex mua tàu chở dầu hiện đại nhất Đông Nam Á  (21/10/2005)
Triển khai dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam  (21/10/2005)