Việt kiều: Nguồn đầu tư vốn và tri thức to lớn
8:21', 16/11/ 2005 (GMT+7)

Nếu ước tính số kiều hối chiếm 1/10 thu nhập của Việt kiều thì tổng thu nhập một năm của cộng đồng này sẽ khoảng 30 tỉ USD, tương đương với 75% GDP của Việt Nam. Đây là nguồn lực FDI rất to lớn mà Việt Nam có thể thu hút trong tương lai.

Tạp chí điện tử Phân tích châu Á số ra tháng 11 có bài của Phó Giáo sư Trần Bình Nam (Đại học New South Wales, Australia) nhan đề Huy động nguồn lực Việt kiều thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Bài báo khẳng định đây là nguồn đầu tư to lớn cả về vốn lẫn tri thức mà Việt Nam cần quan tâm thu hút để phục vụ phát triển kinh tế trong nước.

Theo ông Nam, tổng số người Việt đang sinh sống ở nước ngoài hiện vào khoảng 2,5-3 triệu người, trong đó gần một nửa sống tại Mỹ. Sau hơn 30 năm định cư, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã có được những nguồn lực kinh tế to lớn.

Ông Nam cho biết, trong nhiều năm qua, người Việt sinh sống ở nước ngoài đã gửi một lượng lớn ngoại tệ mạnh về nước khoảng 1,75 tỉ USD năm 2001; 2,15 tỉ USD năm 2002; 3 tỉ USD năm 2003 và hơn 3 tỉ USD năm 2004.

Tổng lượng kiều hối trong 14 năm qua lên tới 15 tỉ USD, tương đương với 60% đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thực hiện tại Việt Nam trong cùng kỳ và lớn hơn số viện trợ ODA tính từ năm 1993.

Nếu ước tính số kiều hối chiếm 1/10 thu nhập của Việt kiều thì tổng thu nhập một năm của cộng đồng này sẽ khoảng 30 tỉ USD, tương đương với 75% GDP của Việt Nam. Đây là nguồn lực FDI rất to lớn mà Việt Nam có thể thu hút trong tương lai.

Quan trọng hơn khả năng tài chính là vốn nhân lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ được đào tạo tốt, tiếp cận với tri thức hiện đại, có kinh nghiệm quản lý, có kỹ thuật cao.

Theo số liệu điều tra dân số của Mỹ năm 2000, có 190.000 người Mỹ gốc Việt tốt nghiệp đại học, trong đó 34.000 có học vị tiến sỹ, làm trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Tuy vậy, cho đến nay, Chính phủ Việt Nam chỉ mới tiếp cận được nguồn lực về vốn và con người to lớn này một cách hạn chế do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, mà trong đó quan trọng nhất là sự thiếu hụt trao đổi thông tin, thiếu sự phối hợp của các ban ngành và cơ chế chính sách thích hợp.

Theo ông Nam, các biện pháp chính sách đối với việc sử dụng nguồn nhân lực Việt kiều nên linh hoạt, hướng tới tương lai, tập trung vào chất nhiều hơn là số lượng.

Một số biện pháp cụ thể cần được xem xét như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho Việt kiều trên lãnh thổ Việt Nam, cho phép Việt kiều được mua tài sản ở Việt Nam, ưu đãi thuế, trợ cấp nhà ở cho một số trí thức được lựa chọn trở về nước trong giai đoạn đầu, thường xuyên tổ chức các hội nghị quốc tế và khu vực trong các lĩnh vực khác nhau để kết nối giữa chuyên gia trong nước với chuyên gia Việt kiều.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
VN sẵn sàng sản xuất vaccine phòng cúm H5N1 ở người  (16/11/2005)
Xây dựng nhà máy lọc dầu số 3 tại Phú Yên  (15/11/2005)
Hai bé dính liền đã xuất viện sau phẫu thuật  (15/11/2005)
Xây nhà máy sản xuất côngtennơ đầu tiên tại VN  (15/11/2005)
Cá basa Việt Nam xâm nhập hệ thống Mc Donald  (15/11/2005)
Chính quyền xã làm... website xúc tiến thương mại  (14/11/2005)
Thanh Hóa: Đưa chứng khoán về nông thôn  (14/11/2005)
Tăng thêm tiền 10.000 và 20.000 đồng vào lưu thông  (14/11/2005)
Bổ sung chế độ, chính sách cho một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ  (14/11/2005)
Lấp sông Đà, chuẩn bị khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La  (14/11/2005)
Than Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên ở Việt Nam  (13/11/2005)
Phát hiện hố chôn tiền cổ ở Đồng Tháp  (13/11/2005)
Một giáo sư 33 tuổi được phong đặc cách  (13/11/2005)
Báo Mexico ca ngợi tự do tín ngưỡng tại Việt Nam  (11/11/2005)
Nông dân được vay ưu đãi chuyển đổi nghề  (11/11/2005)