Mỹ phải nhận trách nhiệm đối với các nạn nhân dioxin Việt Nam
10:44', 17/2/ 2005 (GMT+7)

Ngày 28-2-2005, Tòa án Quận Brooklyn, New York (Hoa Kỳ) sẽ bắt đầu phiên tòa xét xử các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam mà quân đội nước này đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt, người đã lập Website nhằm thu thập các chữ ký ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong vụ kiện này khẳng định: "Các công ty đã sản xuất ra loại hóa chất nói trên phải có trách nhiệm trước những thiệt hại khủng khiếp và ghê sợ mà đất nước và nhân dân Việt Nam đã phải gánh chịu. Xét một cách công bằng, Chính phủ Mỹ cũng phải nhận trách nhiệm về việc đã ra lệnh sử dụng loại chất độc này".

Về lý do Hội Hữu nghị Anh-Việt lập website để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong vụ kiện này, ông Len Aldis giải thích: "Khi biết có các nạn nhân da cam Việt Nam khởi đơn kiện 36 công ty hóa chất của Mỹ có liên quan đến việc sản xuất chất độc da cam/dioxin, như bao người dân ở Việt Nam và các quốc gia khác, tôi ủng hộ hành động này. Tôi đã thảo luận với các người bạn ở Mỹ, Thụy Điển và đi đến quyết định không nên hành động như một luật sư bào chữa. Cách tốt nhất để tập hợp sự giúp đỡ của mọi người đối với vụ kiện này là lập một trang web trên Internet để thu thập các chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và các ý kiến về vụ kiện này. Các kiến nghị thu thập qua trang web sẽ được gửi đến Tổng thống Mỹ cũng như Thượng viện và Hạ viện Mỹ".

Ông Len Aldis cũng cho biết: "Lúc đầu, do có ít người biết nên việc thu thập chữ ký diễn ra chậm. Tại Việt Nam, các phương tiện thông tin đã nắm bắt được thông tin về trang web này và đã kịp thời công bố một cách rộng rãi. Tôi đã gửi 1.400 thư điện tử đến các tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới, kêu gọi ủng hộ và đề nghị họ thiết lập liên lạc với trang web của chúng tôi. Trong vòng vài tuần sau đó, nhiều người đã ký tên vào trang web, đồng thời họ đề nghị bạn bè, người thân làm theo. Có những ngày, số chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam đã lên đến 15.000. Đến cuối tháng 1-2005, số chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã lên tới con số 679.301".

Ông Len Aldis cho biết, trong những lần đến thăm Việt Nam, ông đã có dịp gặp gỡ và nói chuyện với các nạn nhân dioxin và gia đình họ. Những chuyến thăm này đã nung nấu trong ông quyết tâm làm sao để công lý phải thuộc về những con người này.

. Theo Tin Tức

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hơn 200.000 kiều bào về đón Tết Ất Dậu  (17/02/2005)
Ninh Bình phát hiện dấu tích người Việt tiền sử  (16/02/2005)
IFAD tài trợ gần 25 triệu USD giúp VN giảm nghèo  (16/02/2005)
TP Hồ Chí Minh xây hai phòng thí nghiệm nano và bán dẫn  (16/02/2005)
Khai hội Đền Mẫu Âu Cơ   (16/02/2005)
15.000 tỉ đồng cho 170 dự án cấp nước đô thị   (16/02/2005)
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL   (16/02/2005)
Mở đường bay từ Chu Lai đến Hà Nội và TPHCM  (15/02/2005)
TPHCM xây Trung tâm đào tạo từ xa  (15/02/2005)
Việt kiều Pháp trao tặng tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh  (15/02/2005)
Khai hội đền Sóc, Cổ Loa  (15/02/2005)
Gần 13,8 tỉ USD xây mới và mở rộng 52 nhà máy điện  (15/02/2005)
Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây  (15/02/2005)
10 công ty Việt Nam được bầu chọn "Top ten 2005" kiến trúc châu Á  (14/02/2005)
Nông dân cả nước áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng"  (14/02/2005)