Chỉ thị về đạo Tin lành tạo sự thống nhất về chính sách tôn giáo
15:33', 18/2/ 2005 (GMT+7)

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, nhấn mạnh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đạo Tin lành là một dấu mốc mới trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, không có gì mâu thuẫn với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, mà chỉ góp phần tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện Pháp lệnh này.

Xây dựng nhà thờ Tin Lành cho giáo dân người K Ho, Churu ở Đác Lắc

Trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân số ra ngày 18-2, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân cho biết nội dung chính của Chỉ thị này là tạo điều kiện để đồng bào theo đạo Tin lành gắn bó với cộng đồng; hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức Tin lành đã được công nhận thực hiện các hoạt động tôn giáo theo đúng Hiến chương (Ðiều lệ) của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật; cho phép các tổ chức Tin lành chưa được công nhận được tiến hành các thủ tục để tổ chức đại hội đại biểu (đại hội đồng), thông qua Hiến chương (Ðiều lệ), bầu cơ quan lãnh đạo giáo hội; tiếp tục xem xét công nhận các chi hội (Hội thánh cơ sở) thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và tạo điều kiện cho các chi hội này xây dựng nơi thờ tự, đào tạo và bố trí chức sắc.

Đối với những nơi chưa đủ điều kiện để được công nhận lập Chi hội, Thủ tướng đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường. Còn đối với số đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc mới theo đạo Tin lành, cần căn cứ nhu cầu tín ngưỡng để có chủ trương thích hợp.

Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, do tổ chức Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo CMA, còn gọi là Hội Truyền giáo CMA của Tin lành Bắc Mỹ truyền vào. Nhưng đến năm 1911, đạo Tin lành mới có cơ sở đầu tiên được xây dựng ở Ðà Nẵng. Nhìn chung, đạo Tin lành phát triển chậm so với các tôn giáo khác ở Việt Nam.

Mấy năm gần đây, đạo Tin lành phát triển khá nhanh ở các thành phố, thị xã, thị trấn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc. Ðến nay, cả nước có khoảng 1 triệu người theo đạo Tin lành.

So với Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo khác, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam hiện vẫn có sự khác nhau giữa các tổ chức hệ phái, giữa các khu vực. Có những hệ phái đã được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức như Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được công nhận từ năm 1958 và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được công nhận từ năm 2001.

Có những hệ phái sinh hoạt tôn giáo của tín đồ vẫn duy trì nhưng chưa được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức như Hội thánh Tin lành Cơ đốc Phục lâm, Hội thánh Tin lành Bắp-tít, Hội thánh Cơ đốc Truyền giáo, Hội thánh Tin lành Môn đệ Ðấng Chúa và những tổ chức Tin lành mới hình thành sau năm 1975.

Bên cạnh đó còn có những hệ phái mới truyền vào hoạt động chủ yếu ở các gia đình. Có hai khu vực đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành là Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, Nam Trường Sơn và Tây Bắc.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lễ tôn vinh gương mặt Việt kiều tiêu biểu  (18/02/2005)
Tưng bừng lễ công bố chương trình du lịch về cội nguồn 2005  (18/02/2005)
19 di sản Việt Nam ứng cử di sản văn hóa thế giới  (18/02/2005)
Đề nghị công nhận chùa Hương là di sản văn hóa thế giới  (17/02/2005)
Thông qua dự án tuyến xe điện thí điểm ở Hà Nội  (17/02/2005)
Khuyến cáo cách nhận biết tiền giả polymer  (17/02/2005)
Mỹ phải nhận trách nhiệm đối với các nạn nhân dioxin Việt Nam  (17/02/2005)
Hơn 200.000 kiều bào về đón Tết Ất Dậu  (17/02/2005)
Ninh Bình phát hiện dấu tích người Việt tiền sử  (16/02/2005)
IFAD tài trợ gần 25 triệu USD giúp VN giảm nghèo  (16/02/2005)
TP Hồ Chí Minh xây hai phòng thí nghiệm nano và bán dẫn  (16/02/2005)
Khai hội Đền Mẫu Âu Cơ   (16/02/2005)
15.000 tỉ đồng cho 170 dự án cấp nước đô thị   (16/02/2005)
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL   (16/02/2005)
Mở đường bay từ Chu Lai đến Hà Nội và TPHCM  (15/02/2005)