Vụ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam kiện 37 Công ty hóa chất Mỹ:
Việt Nam sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng
11:9', 2/3/ 2005 (GMT+7)

Phiên tranh tụng đầu tiên về vụ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam kiện 37 công ty hóa chất Mỹ tại Tòa án liên bang Mỹ ở quận Brúc-clin (Niu Y-oóc) đã diễn ra trong hơn 8 giờ ngày 28-2 (vượt quá thời gian quy định ban đầu là 7 giờ). Chánh án Uên-xtên tuyên bố chấm dứt phiên tranh tụng mà không đưa ra phán quyết cuối cùng.

Bà Phan Thị Phi Phi cùng luật sư Korkkoris. (ảnh: REUTERS)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN ngay sau khi kết thúc phiên tranh tụng, luật sư Giô-na-tan Mu-rơ, đại diện cho đoàn luật sư bên nguyên cho biết, phiên tranh tụng lần này là cơ hội tốt để các luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam trình bày các chứng cứ mới nhất để buộc các công ty hóa chất của Mỹ phải chịu trách nhiệm về các loại hóa chất độc hại mà quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Ông Giô-na-tan tin tưởng rằng vụ kiện sẽ có kết quả khả quan và cho biết ông cùng với các luật sư đại diện cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.

Phiên tranh tụng đã thu hút sự quan tâm một số tổ chức truyền thông báo chí quốc tế và của người Việt tại Mỹ. Nhiều tổ chức bạn bè Mỹ ủng hộ Việt Nam như "Quỹ hòa giải và phát triển Đông Dương", "Chiến dịch hòa giải và cứu trợ nạn nhân chất độc da cam"... đã tham dự phiên tranh tụng và đã phát động chiến dịch vận động ủng hộ vụ kiện, cũng như quyên góp tài chính ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam.

Sự có mặt của bà Phan Thị Phi Phi, đại diện cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam tại phiên tranh tụng đã thu hút được sự chú ý của những người tham dự phiên tòa và đã có tác dụng tốt tại phiên tranh tụng. Trong thời gian ở Mỹ, bà Phi Phi sẽ có các cuộc hội thảo bàn tròn, gặp gỡ và nói chuyện tại các tổ chức, hiệp hội và các trường đại học lớn tại một số bang Đông Bắc Mỹ về những hậu quả của chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã gây ra tại Việt Nam.

* Nhật báo "New Zealand Herald" ngày 28-2 đăng bài phát biểu của bà Xu Két-gli, Nghị sĩ đảng Xanh, Phó chủ tịch ủy ban Y tế của Quốc hội Niu Di-lân về một thảm kịch mà bà đã được tận mắt chứng kiến khi thăm làng Hòa Bình ở Việt Nam, nơi đang nuôi dưỡng và chăm sóc những đứa trẻ là nạn nhân của chất độc da cam/điôxin do Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây.

Theo bà, mặc dù người Việt Nam đã làm tất cả để gác lại quá khứ chiến tranh, nhưng hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam vẫn hàng ngày hàng giờ gợi lại quá khứ khủng khiếp của cuộc chiến tranh. Tác hại chất độc da cam còn là gánh nặng với Chính phủ Việt Nam do không đủ sức trang trải chi phí thuốc men và phục hồi cho hàng trăm ngàn nạn nhân. Chính phủ Mỹ qua các nhiệm kỳ không hề động tay hoặc bồi thường cho những nạn nhân ở Việt Nam.

Bà Két-gli kêu gọi Niu Di-lân có trách nhiệm tinh thần giúp nhân dân Việt Nam, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam và ủng hộ họ trong vụ kiện này. Ngoài ra, Niu Di-lân phải đấu tranh và gây sức ép buộc Mỹ phải thừa nhận đã sử dụng chất diệt lá cây, gây tổn hại với nhân dân Việt Nam và phải bồi thường cho các nạn nhân ở Việt Nam.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bác bỏ những nhận xét sai trái của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ   (02/03/2005)
VN có hai công trình tiêu biểu của châu Á năm 2005  (01/03/2005)
10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2004  (01/03/2005)
Xây dựng đường Trường Sơn Đông  (01/03/2005)
Các công ty hóa chất Mỹ đã có những hành động tội ác  (01/03/2005)
Cấm dùng 17 loại hóa chất, kháng sinh trong thủy sản  (28/02/2005)
Truy cập Internet băng rộng qua truyền hình cáp  (28/02/2005)
644 triệu USD mở tuyến vận tải Bến Thành-Biên Hòa  (28/02/2005)
Hôm nay chính thức tiến hành phiên tranh tụng  (28/02/2005)
Bế mạc Đại hội hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam  (28/02/2005)
Khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam  (27/02/2005)
Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên VN lần thứ V  (27/02/2005)
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Hòn ngọc tỏa sáng"   (25/02/2005)
Xây dựng nhà máy sứ vệ sinh hiện đại nhất Đông Nam Á  (25/02/2005)
IFAD: Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ  (25/02/2005)