Tiếng nói phẫn nộ của các nhà khoa học:
Cuộc tàn sát bằng hóa chất của Mỹ còn đeo đuổi nạn nhân đến thế kỷ 21
10:25', 21/3/ 2005 (GMT+7)

Giáo sư Rob Nixon thuộc Đại học Winsconsin ở Madison vừa có bài báo "Our Tools of War, Turned Blindly Against Ourselves" (Tạm dịch: Những công cụ chiến tranh của chúng ta đã quay lại chống chính chúng ta) đăng trên tạp chí chuyên ngành "The Chronicle of Higher Education" của Mỹ. Bài báo viết về tai họa khủng khiếp của những loại vũ khí chiến tranh đã và đang được quân đội Mỹ sử dụng, trong đó có tác hại của chất độc da cam trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 

Trong bài báo của mình, giáo sư Rob Nixon lên án việc chính quyền Mỹ sử dụng chất phóng xạ uranium trong các cuộc chiến tranh từ năm 1991 ở vùng Vịnh, Somalia, Nam Tư, Afghanistan, Iraq và sử dụng chất độc dioxin trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo giáo sư Rob Nixon, những chất độc này đã để lại hậu quả kinh hoàng đối với con người và môi trường sinh thái.

Phần nói về hậu quả của việc Mỹ sử dụng chất dioxin trong chiến tranh ở Việt Nam, giáo sư Rob Nixon viết: "40 năm trước, Rachel Carson (nhà văn, nhà sinh thái học-ND), bậc thầy của những uyển ngữ đã từng gọi chính xác hậu quả của những mối đe dọa của chất độc hóa học. Carson đã gọi đó là "những cái chết gián tiếp". Bà không đề cập đến những thương vong trong chiến tranh mà nói đến những nạn nhân lâu dài của những loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu mà theo bà phải gọi đó là "thuốc hủy diệt sự sống" mới đúng. Ngày nay, người ta che đậy việc sử dụng các "chất hủy diệt sự sống ấy bằng từ "chiến tranh thông minh" để gieo rắc những cái chết gián tiếp.

Tác phẩm "Mùa xuân thầm lặng" của Carson đã báo trước hậu quả nặng nề của việc phun thuốc diệt cỏ có chứa dioxin: 30 năm sau khi Việt Nam chịu đựng những đợt phun chất độc da cam lần cuối cùng, "cuộc tàn sát bằng hóa chất" này vẫn còn hiển hiện hàng ngày và đeo đuổi các nạn nhân đến tận thế kỷ 21. Một cuộc nghiên cứu năm 2002 đã ghi nhận nồng độ dioxin trong máu của người dân nơi bị rải chất da cam nhiều nhất, cao hơn 135 lần mức bình thường. Trẻ em sinh ra một thời gian dài sau chiến tranh vẫn còn phải chịu những cái chết đau đớn từ chất độc da cam.

Vào tháng 4-2003, mục xã luận của báo New York Times đã viết "Trong suốt hàng chục năm chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã giết và tiếp tay giết chết ít nhất là 1,5 triệu người". Bây giờ, những mất mát vẫn không thể kể hết: Bao nhiêu ngàn người tồn tại qua chiến tranh và các con cháu họ đã có cuộc đời quá ngắn ngủi bởi chất độc da cam?  

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khởi công Dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc  (21/03/2005)
Gần 1 triệu USD cải tạo hệ thống nước miền Trung  (20/03/2005)
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa  (20/03/2005)
Dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí  (20/03/2005)
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ tai nạn đổ tàu E1  (20/03/2005)
Năm 2006, sẽ có ôtô Honda mang thương hiệu Việt  (18/03/2005)
Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới  (18/03/2005)
Sắp khởi công dự án đường cao tốc Láng-Hòa Lạc  (17/03/2005)
Mỹ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo ở Việt Nam  (17/03/2005)
Mở sàn giao dịch bất động sản ảo  (17/03/2005)
Hơn 8.800 tỉ đồng cho dự án thủy điện Huội Quảng  (17/03/2005)
Mít tinh kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Kon Tum  (17/03/2005)
Việt Nam: Một trong những thị trường du lịch trọng điểm  (16/03/2005)
Cựu chiến binh kỷ niệm 30 năm đại thắng mùa xuân 1975  (16/03/2005)
Saudi Arabia sẽ tiếp nhận hàng vạn lao động Việt Nam trong năm 2005   (16/03/2005)