Quảng Nam mít tinh kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng
18:10', 23/3/ 2005 (GMT+7)

Sáng nay (23-3), tại thị xã Tam Kỳ, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam mít tinh trọng thể kỷ niệm 30 năm giải phóng. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An gửi thư và lẵng hoa chúc mừng.

Cảng Kỳ Hà trong Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam).

Ông Phan Diễn - Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư; ông Trương Quang Được, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; cùng nhiều lãnh đạo Đảng, nhà nước, các lão thành cách mạng đến dự.

Đúng 5 giờ 15 phút ngày 24-3, trận đánh quyết định giải phóng Tam Kỳ bắt đầu. Sau hơn 5 giờ chiến đấu quyết liệt, quân ta đã làm chủ các cứ điểm quan trọng ở phía Tây thị xã Tam Kỳ. Sở chỉ huy Sư đoàn 2, Trung đoàn 4, Liên đoàn 12 biệt động của địch bị đập tan. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, quân ta chiếm giữ Tòa hành chính tỉnh Quảng Tín. Tam Kỳ - thị xã duyên hải đồng bằng đầu tiên của miền Nam được giải phóng. Cùng với chiến trường Tây Nguyên, chiến thắng Tam Kỳ đã tạo ra cục diện chiến lược mới trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Với địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, Quảng Nam là một trong những chiến trường ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Nếu như trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Quảng Nam là một trong những tỉnh có phong trào du kích mạnh nhất được Chính phủ tặng cờ "giữ vững", thì trong kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam được phong tặng 8 chữ vàng "Trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ". Tất cả 143 xã phường, 60 đơn vị và 100 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, có gần 7.000 bà mẹ được phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam anh hùng", là tỉnh có số Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, số gia đình có công cách mạng nhiều nhất nước.

Sau chiến tranh, hơn 70% làng xã bị tàn phá nặng nề. Từ trong hoang tàn đổ nát, với tinh thần quật khởi trong chiến tranh, Quảng Nam đã chung lòng hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương mới. Sau 30 năm giải phóng, đặc biệt là sau 8 năm tách tỉnh, kinh tế Quảng Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tổng sản phẩm xã hội GDP mỗi năm tăng bình quân 9%, năm 2004 là 11,5%. Từ chỗ không có công nghiệp, đến nay, Quảng Nam có 5 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp, đặc biệt Khu kinh tế mở Chu Lai với những chính sách thông thoáng đã thu hút hơn 110 dự án đầu tư. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 32% năm 1997 xuống còn 12%. Văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư phát triển. Toàn tỉnh có 95% số hộ dùng điện, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều khởi sắc. Công tác chăm sóc gia đình chính sách được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng, tỉnh Quảng Nam khởi công và khánh thành 30 công trình lớn nhỏ phục vụ dân sinh, phát triển hạ tầng và kinh tế.

. Theo VOV news

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thành lập thêm 110 trường đại học, cao đẳng trong vòng 5 năm tới  (23/03/2005)
Nhiều lễ hội hoành tráng trong lễ kỷ niệm 30-4  (23/03/2005)
Hoàn tất hai chiếc bình gốm Chăm lớn nhất Việt Nam  (22/03/2005)
Đoàn Nghị sĩ Quốc hội 13 nước đến Việt Nam  (22/03/2005)
Xuất hiện mưa đá ở Lào Cai  (22/03/2005)
Mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng Việt-Lào là tài sản vô giá  (22/03/2005)
Phú Yên sản xuất bình gáo dừa khổng lồ thứ 2  (21/03/2005)
Lào có thể trở thành nước thu hút đầu tư lớn nhất từ Việt Nam  (21/03/2005)
Mỗi tháng sản xuất hai tấn vàng "AAA"  (21/03/2005)
Cuộc tàn sát bằng hóa chất của Mỹ còn đeo đuổi nạn nhân đến thế kỷ 21  (21/03/2005)
Khởi công Dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc  (21/03/2005)
Gần 1 triệu USD cải tạo hệ thống nước miền Trung  (20/03/2005)
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa  (20/03/2005)
Dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí  (20/03/2005)
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ tai nạn đổ tàu E1  (20/03/2005)