Trận "mưa vàng" ở Tây Nguyên
16:28', 25/4/ 2005 (GMT+7)

Hạn hán tại Tây Nguyên khiến cây trồng chết hàng loạt.

Sáng 24-4, phía Nam huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) và các huyện Ea H’Leo, Krông Búc (tỉnh Đắc Lắc) đã xuất hiện mưa với lượng mưa phổ biến từ 15 đến 20 mm. Đến 18h30 cùng ngày mưa đã rải đều ở thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Chư M’Gar, huyện Krông Ana (tỉnh Đắc Lắc) và các huyện Krông Nô, Chư Jut (tỉnh Đắc Nông) với tổng lượng mưa đo được đến 20h ngày 24-4 đạt trung bình 50 mm.

Sau 20h ngày 24-4, trời vẫn tiếp tục mưa tại các địa phương này. Người Tây Nguyên gọi các cơn mưa chiều 24-4 là "mưa vàng" vì đã cứu sống hàng ngàn ha cây trồng vụ đông xuân đang khô hạn và làm giảm nguy cơ cháy rừng vốn đang rất cao trong những tháng qua.

* Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phải chịu đựng đợt hạn hán, xâm mặn nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ qua. Theo thống kê của Phân viện khảo sát, quy hoạch thủy lợi khu vực Nam Bộ, tính đến thời điểm này toàn khu vực đã có gần 2 triệu ha đất nông, lâm, ngư nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán và xâm mặn, trong đó có 1,4 triệu ha bị nhiễm mặn.

Nước biển cũng đã xâm nhập vào hầu hết các tuyến sông, kênh rạch. Tại sông Vàm Cỏ Đông, nước mặn lấn sâu vào 75 km, độ mặn trung bình là 13,3 phần nghìn. Sông Vàm Cỏ Tây bị mặn xâm nhập vào sâu 80km, độ mặn trung bình 11,5 phần nghìn. Hai tuyến sông chính là sông Tiền và sông Hậu nước mặn cũng đã vào sâu từ 45-62km, với độ mặn 4 phần nghìn.

Tỉnh chịu ảnh hưởng của nạn xâm mặn nghiêm trọng nhất là Bến Tre. Hầu hết diện tích canh tác của địa phương này đã bị nhiễm mặn làm hàng nghìn ha cây ăn trái, dừa, mía nguyên liệu bị ảnh hưởng đến năng suất và đang đứng trước nguy cơ bị chết trắng. Riêng các huyện ở phía Bắc tỉnh Bến Tre nhân dân phải canh chừng để lấy nước ngọt dùng cho sinh hoạt vào lúc thủy triều xuống. Tại các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ) toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng và kênh dẫn cấp 2 đều đã cạn kiệt.

Từ đầu mùa khô hạn đến nay, chỉ riêng chi phí cho việc bơm nước chống hạn của các địa phương trong khu vực đã lên đến 23 tỷ đồng, song cũng chỉ đủ tưới cho khoảng 235.000ha lúa hè thu. Trong khi tốc độ triển khai các biện pháp chống hạn của địa phương lại rất chậm. Kế hoạch nạo vét 700.000m3 kênh mương nội đồng chống hạn của Cần Thơ đến nay mới chỉ đạt 40% khối lượng. Tình hình ở các tỉnh khác cũng không khá hơn.

. Theo VOV news

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dựng lại cột cờ Hiền Lương  (25/04/2005)
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có thể ngừng hoạt động trong tháng 5  (25/04/2005)
Phát hiện dầu khí tại lô 04-3 - bồn trũng Nam Côn Sơn  (25/04/2005)
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - hòn ngọc tỏa sáng"  (25/04/2005)
Quảng Ninh: Khai hội du lịch Hạ Long 2005  (24/04/2005)
Đầu tư 300 triệu USD phát triển mỏ khí thiên nhiên tại Việt Nam  (24/04/2005)
Xây dựng tòa nhà 68 tầng cao nhất nước ở TPHCM  (24/04/2005)
Hơn 3.700 tỷ đồng xây dựng đường Cầu Giẽ-Ninh Bình  (22/04/2005)
Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2005  (22/04/2005)
Tai nạn thảm khốc: 31 CCB, 3 người nhà thiệt mạng  (22/04/2005)
Sắp có đợt nắng nóng trên 40 độ C  (22/04/2005)
Sẽ mở thêm các tuyến du lịch Việt Nam-Lào  (22/04/2005)
Đoàn cựu chiến binh Mỹ đến Việt Nam nhân 30-4  (22/04/2005)
Tai nạn giao thông ở Kon Tum làm 30 người chết  (21/04/2005)
Xóa bỏ các khoản thu ngoài học phí  (21/04/2005)