Phóng viên Hãng AP
Ca ngợi tư tưởng và đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
9:51', 28/4/ 2005 (GMT+7)

Hòa mình trong những ngày tháng tư sôi động với không khí hào hùng đón chào kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng đất nước, phóng viên Denis D. Gray của Hãng tin AP (đang có mặt tại Việt Nam) đã có bài viết với những cảm nhận thật xúc động về tình cảm của người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Một Việt Nam thanh bình và đang phát triển.  (Ảnh do Hãng tin AP phát ngày 27-4-2005).

Việt Nam có thể có những bước thăng trầm trong tương lai, nhưng ký ức về vị lãnh tụ cộng sản được sinh ra cách đây 115 năm sẽ vẫn tồn tại mãi mãi. 36 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, chân dung của Người được treo trang trọng trong hàng triệu ngôi nhà và văn phòng làm việc, thậm chí ở cả văn phòng của các cơ quan nước ngoài.

Tại một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam, mỗi năm có tới khoảng 1,5 triệu người tới thăm viếng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và cũng là nơi từng lưu lại dấu ấn tuổi thơ của Người. Số người thăm viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở thủ đô Hà Nội) và quê hương ông ngày càng đông, nhất là vào những dịp lễ.

Trong những ngày chuẩn bị cho sự kiện 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng trăm cựu chiến binh, trên ngực đính đầy huân chương từ khắp mọi miền đất nước đến viếng Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, nhưng những gì Người để lại như hệ tư tưởng, hành động và đường lối lãnh đạo Đảng Cộng sản hầu như vẫn còn nguyên giá trị.

Nói về nguyện vọng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ao ước muốn thấy Việt Nam là một đất nước thịnh vượng hơn nữa. Việt Nam giờ đây đã mở cửa rộng hơn, xã hội dân chủ hơn và biến đổi nhanh chóng từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa, mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài và cho cả Internet. Tất cả những chuyển đổi trên đều được đánh giá là đúng với những tâm nguyện và đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận định: "Là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, nhưng có một điều chắc chắn là không chỉ những người theo chủ nghĩa cộng sản mới biết ông, mà ông đã trở nên rất nổi tiếng trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Những người trẻ tuổi tôn ông là vị cha của dân tộc, người đã đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ nước ngoài".

"Mọi người Việt Nam ai ai cũng đều yêu mến Bác Hồ. Khi tôi còn trẻ, tôi không biết nhiều về Người. Nhưng khi Người cất tiếng gọi, tôi lên đường. Mọi người cũng đã làm như vậy". Một cựu chiến binh đã nói với tôi (tác giả) như vậy tại làng Kim Liên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra. Chiếc huân chương của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của người cựu chiến binh này là 8 lần bị thương. Nhưng thời khắc hãnh diện nhất cuộc đời ông là 4 lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong tâm khảm người Việt Nam, dù già hay trẻ, dù người miền Bắc hay miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là vị lãnh tụ phi thường của nhân dân Việt Nam.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không cấp gộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất  (27/04/2005)
Củ Chi - Đại diện cho dân tộc không khuất phục  (27/04/2005)
Trưng bày hơn 500 cổ vật tiêu biểu cho các nền văn hóa  (27/04/2005)
Ký hợp đồng dầu khí lô 15-2/01  (27/04/2005)
Thiếu điện: Giải pháp đầu tiên là hãy tiết kiệm!  (27/04/2005)
Tây Nguyên là nơi giảm nghèo nhanh nhất  (26/04/2005)
Mưa, thủy điện Hòa Bình... "thoát hiểm"  (26/04/2005)
Bà Rịa-Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển  (26/04/2005)
Nhiều báo Mỹ ca ngợi thành tựu đổi mới ở Việt Nam  (26/04/2005)
Hơn 7.000 phạm nhân được đặc xá tha tù đợt 30-4  (26/04/2005)
ESCAP: Dự kiến GDP Việt Nam 2005 tăng 8,5%  (26/04/2005)
Xây nhà máy sản xuất máy in lade lớn nhất thế giới  (26/04/2005)
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo lá cờ Tổ quốc lớn nhất nhân ngày 30-4  (26/04/2005)
Lao động nông thôn được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/khóa học nghề  (25/04/2005)
Trận "mưa vàng" ở Tây Nguyên  (25/04/2005)