Tuần lễ Văn hóa - Du lịch và Lễ hội làng Sen
Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản sắc văn hóa Việt Nam
10:51', 16/5/ 2005 (GMT+7)

Ngày 15-5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và Lễ hội làng Sen toàn quốc 2005.

Biểu diễn ca nhạc tại lễ khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Trưởng ban tổ chức lễ hội Trần Chiến Thắng đã khẳng định: Lúc còn sống, Bác Hồ của chúng ta chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trọn một đời, Người đã cống hiến cho dân tộc để thực hiện ham muốn tột bậc đó và đó cũng chính là quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn sáng tạo lên một di sản văn hóa Hồ Chí Minh.

Và cũng chính vì ham muốn tột bậc đó mà Người đã trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa của thế giới. Thực hiện những tư tưởng văn hóa sáng ngời của Người, hàng chục năm qua, chúng ta đã từng bước làm cho văn hóa thấm sâu và gắn kết với các hoạt động xã hội, trở thành nguồn nội lực quan trọng của quá trình phát triển.

Biết ơn công lao trời biển của Người, chúng ta tổ chức lễ hội làng Sen toàn quốc 2005 với chủ đề "Hồ Chí Minh và bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm tôn vinh một trong những con người vĩ đại nhất của thế kỷ XX và cũng để di sản tư tưởng của Người tiếp tục được lan rộng tỏa sáng đến muôn đời con cháu nước Việt.

Học sinh Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) rước ảnh Bác Hồ.

Tiếp theo phát biểu của Thứ trưởng bộ Văn hóa - Thông tin là màn biểu diễn nghệ thuật liên hoàn của hơn 1.000 diễn viên chuyên nghiệp và khoảng 3.000 diễn viên không chuyên ở Hà Nội, Nghệ An và nhiều tỉnh, thành khác.

Buổi chiều cùng ngày, Cục Văn hóa-Thông tin cơ sở - Bộ Văn hóa- Thông tin đã khai mạc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ban tổ chức đã lựa chọn từ 400 tranh dự thi của hơn 200 tác giả tham dự triển lãm để chọn 115 tranh trưng bày trên diện tích 1.160m2 trong khuôn viên triển lãm.

Sau đó, gần 1.500 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của 32 đoàn nghệ thuật quần chúng và văn hóa dân tộc cùng với đông đảo nhân dân khắp nơi đã hành hương về làng Hoàng Trù (địa phương gọi là làng Chùa) và ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời, dâng hương, báo công với Bác tại Khu di tích Kim Liên.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xe lao xuống vực làm 20 người chết   (16/05/2005)
Khởi công xây dựng biểu trưng chim hạc  (15/05/2005)
Hồ Chủ tịch với sự nghiệp chấn hưng đất nước  (15/05/2005)
Trẻ dưới 6 tuổi khám đúng tuyến được miễn phí  (13/05/2005)
Phát hiện di cốt người nguyên thủy tại Tuyên Quang  (13/05/2005)
Hải Phòng: Khánh thành cầu Bính bắc qua sông Cấm  (13/05/2005)
Ngày hội thả chim vì hòa bình, mừng sinh nhật Bác  (13/05/2005)
Đã có "sổ đỏ" mới được cấp "sổ hồng"  (13/05/2005)
Tàu nước ngoài đụng chìm tàu Việt Nam  (13/05/2005)
6 kiến nghị cải cách giáo dục  (12/05/2005)
Nâng lương tối thiểu lên 300.000 đồng  (12/05/2005)
Tôn tạo Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch  (12/05/2005)
Giải thoát an toàn con tin sau 7 giờ bị một tên cướp vây hãm  (12/05/2005)
Sáu nước hợp tác làm phim về sông Mê Công  (12/05/2005)
Mỗi năm Việt Nam có thêm gần 10.000 doanh nghiệp  (12/05/2005)