Sau khi nhóm 4 nông dân ở xã Đại Phong (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đào được hơn 100 kg kỳ nam trong rừng Kon Tum, có rất nhiều đoàn người khác đã tìm đến địa điểm suối Nước Bơ (xã Ngọc Têm, huyện Kon P'loong, tỉnh Kon Tum) để tìm vận may.
Trong số đó, nhóm của hai anh Doãn Thanh Chương, Nguyễn Đăng Vinh đã phát hiện rất nhiều mảnh gốm vỡ và một chiếc lọ gốm còn khá nguyên vẹn dưới lòng đất sâu. Lọ không có nắp, không có vòi, không có hoa văn, được chế tác thủ công bằng nguyên liệu đất sét.
Theo nhận định của nhà sưu tập Nguyễn Vĩnh Hảo, đây đích thị là gốm Chăm; còn vì sao chúng có mặt tại vùng rừng Kon Tum thì có thể do hai nguyên nhân: Hoặc đây là vật dụng của những đoàn người xưa vào rừng tìm hương liệu theo đường thủy, sau khi rút đi không mang theo về (?), hoặc vào thế kỷ 12, sau các cuộc giao tranh giữa người Khmer với Vương quốc Vijaya, người Chămpa chọn Tây Nguyên làm vùng cư trú mới, nên rất có thể đây là một di chỉ khảo cổ học.
. Thanh Niên |