Phát huy mọi nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
16:54', 5/5/ 2005 (GMT+7)

"Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5% năm 2005, vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quyết định là phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế, của mọi người dân để phấn đấu đưa tốc độ tăng GDP 9 tháng cuối năm đạt khoảng 8,8%".

 

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh điều này khi đọc báo cáo của Chính phủ về những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2005 và kế hoạch 5 năm tiếp theo, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI sáng  5-5.

Đây được coi là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong thời gian còn lại của năm. 

Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ nêu ra 5 nhóm giải pháp cơ bản. Thứ nhất, phải sâu sát với dân và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, cho người dân đầu tư phát triển. Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tập trung nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các dự án lớn có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế. Thứ tư, thực hiện đồng bộ các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nhanh khu vực dịch vụ. Và cuối cùng là tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là cổ phần hóa.

Đi liền với việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ cũng đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế tế vĩ mô. 

Báo cáo của Chính phủ cho rằng, giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2005 tăng 4,3%; tuy thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn là mức tăng khá cao so với nhiều năm trước và đã ảnh hưởng nhất định đến sản xuất, đầu tư xây dựng và đời sống nhân dân. Bởi vậy, đồng thời với những giải pháp bình ổn giá cả, Chính phủ đặc biệt quan tâm kiểm soát và khắc phục nhanh những yếu tố có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô - trong đó, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ theo phương châm tích cực, linh hoạt, chủ động.

Nhiệm vụ tiếp theo được Chính phủ xúc tiến trong thời gian tới là khẩn trương chuẩn bị việc gia nhập WTO. Theo báo cáo của Chính phủ, "thời gian tới là giai đoạn có tính chất quyết định, khối lượng công việc cần tiếp tục chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO còn rất lớn và phức tạp". 

Chính phủ đang tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các phương án đàm phán; các quy định pháp luật để tạo thuận lợi cho việc đàm phán này và cho các quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, với quan điểm coi việc chuẩn bị trong nước là yếu tố quan trọng hàng đầu, Thủ tướng yêu cầu tăng cường tuyên truyền để mọi người dân và doanh nghiệp hiểu rõ cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO để chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cơ hội và vượt qua thử thách.

Tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội bức xúc cũng là một nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đề cập trong báo cáo trước Quốc hội, với trọng tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm với hiệu quả và chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc chuyển các hoạt động sự nghiệp công cộng sang cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là khâu đột phá để thúc đẩy việc xã hội hoá và phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Triển khai có hiệu quả nghị quyết về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao sẽ góp phần tốt hơn mục tiêu công bằng xã hội, không làm giảm đi mà còn tăng thêm vai trò của Nhà nước trong việc chăm lo ngày càng tốt hơn phúc lợi xã hội cho toàn dân".

Ngoài ra, Chính phủ cũng lưu ý đến các giải pháp khác là thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giáo dục, tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.

Một nội dung đang thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân cũng được Chính phủ đặc biệt lưu ý triển khai thời gian tới là đẩy mạnh cải cách hành chính, ngăn chặn tham nhũng và phòng chống tội phạm.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ: "Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên mà Chính phủ tập trung chỉ đạo là đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây thất thoát tài sản Nhà nước". Cùng với các giải pháp đồng bộ khác, Chính phủ đang khẩn trương hoàn thành Dự án Luật phòng chống tham nhũng và Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội ngay trong kỳ họp này.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hãy ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do báo chí   (05/05/2005)
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI   (05/05/2005)
Báo Mỹ: Việt Nam đang hướng về phía trước   (04/05/2005)
Xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn gạo   (04/05/2005)
TPHCM: Phá đường dây gái gọi có nhiều người mẫu, diễn viên   (04/05/2005)
EVN tăng 87,1% sản lượng điện mua ngoài   (04/05/2005)
"Tiêu điểm VN" tại Liên hoan phim Singapore   (04/05/2005)
Bộ đội cứu sống 10 ngư dân gặp nạn   (03/05/2005)
Phát hiện gốm Chăm tại nơi tìm được 100 kg kỳ nam   (03/05/2005)
Mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đình chỉ ngay   (03/05/2005)
Nhiều phát hiện mới qua khai quật di tích Sa Huỳnh   (02/05/2005)
Lá cờ Tổ quốc lớn nhất bay trên bầu trời VN   (02/05/2005)
Đường Hồ Chí Minh- con đường huyền thoại   (01/05/2005)
400 chỉ tiêu đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài   (01/05/2005)
Thủ tướng khiển trách ban lãnh đạo Petro Vietnam   (01/05/2005)