Việt Nam là nơi bị phơi nhiễm dioxin nặng nhất
15:58', 3/8/ 2005 (GMT+7)

"Gần như chắc chắn Việt Nam là nơi dân cư bị phơi nhiễm dioxin nặng nề nhất. Họ không giống như cựu chiến binh - những người đã ở đó chỉ vài năm. Những người dân này phải sinh sống ở đó"...

Mỹ đã rải khoảng 12 triệu gallon thuốc diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam.

Một nhà khoa học đã nhận xét như vậy trong bài báo trên tờ Newsday (New York - Mỹ), số ra ngày 1-8.

Dưới đây chúng tôi trích dịch bài báo:

Máy bay và pháo trên xe tải của Mỹ đã rải khoảng 12 triệu gallon thuốc diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam nhằm tước đi vỏ bọc của đối phương. Thuốc diệt cỏ đã làm những cánh rừng dày đặc 3 tầng của Việt Nam thành trơ trọi, chỉ còn bao phủ bởi cây bụi vô dụng mà người Việt Nam gọi là cỏ Mỹ. Đến nay, thuốc diệt cỏ vẫn gây tác hại đối với đất đai con người.

Trong khi các cựu chiến binh Mỹ cũng bị phơi nhiễm dioxin - chất gây ô nhiễm trong chất da cam, các nhà khoa học, nhà hoạt động và các luật sư đều cho rằng, tác động đối với người Việt Nam và đất nước Việt Nam còn lớn hơn nhiều.

"Gần như chắc chắn đây là nơi dân cư bị phơi nhiễm dioxin nặng nề nhất. Họ không giống như cựu chiến binh - những người đã ở đó chỉ vài năm. Những người dân này phải sinh sống ở đó" - David Carpenter, Giám đốc Viện Nghiên cứu sức khỏe và môi trường thuộc Đại học Tổng hợp Albany, cho biết. "Dioxin đã ở trong đất và chất cặn lắng từ rất nhiều năm nay, việc phơi nhiễm đối với đất và chất cặn lắng đã kéo dài tác hại của chất da cam".

Suel Jones - cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, giờ giúp đỡ các trẻ em Việt Nam bị dị tật bẩm sinh do chất da cam - nói: "Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta đã giúp xây dựng lại Nhật Bản, Đức và Italia. Việc giải quyết vấn đề Việt Nam là rất khó khăn, tôi hiểu điều đó. Nhưng chúng ta, với tư cách là một quốc gia, chưa bao giờ giải quyết vấn đề Việt Nam và các vấn đề đạo lý từng xảy ra. Ta không thể chỉ bước ra khỏi một cuộc chiến tranh và mặc kệ người ta chết".

Arnold Schecter - nhà khoa học về sức khỏe cộng đồng ở Đại học Tổng hợp Texas, vẫn còn nghi ngờ rằng chất da cam là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh. Nhưng ông nói, "điều không thể nào tranh cãi là nồng độ dioxin tăng rất cao trong nhiều người dân Việt Nam".

Ông đã có 24 chuyến đi nghiên cứu tới Việt Nam kể từ năm 1984 đến nay và ông cho biết, trong một số trường hợp, nồng độ dioxin "bây giờ cao như lúc rải chất da cam".

Trong những nghiên cứu sẽ được công bố trong tạp chí Chemosphere số ra tháng tám này, các nhà môi trường học Canada cho rằng những khu vực độc hại nhất là những xung quanh những căn cứ cũ của Mỹ.

Nhóm các nhà khoa học của Công ty tư vấn Hatfiel ở Vancouver (Canada) đã tìm thấy rằng, tại một căn cứ cũ, nồng độ dioxin trong đất được xác định là 900 phần nghìn tỉ. Còn thông thường, ở Mỹ, nồng độ này là dưới 10 phần nghìn tỉ.

Giáo sư Carpenter cho biết, việc nghiên cứu bị hủy bỏ vì hai bên có nhiều bất đồng: "Phía Việt Nam chỉ trích Mỹ vì tỉ lệ dị tật bẩm sinh cao và họ không đồng ý nếu chúng tôi chứng minh rằng không có mối liên hệ đáng kể giữa dioxin và dị tật bẩm sinh. Mặt khác, nếu chúng tôi chứng minh rằng có mối liên hệ, phía Mỹ chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm".

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vẫn đang hợp tác với Việt Nam để bắt đầu đo tác động môi trường của chất da cam. Đến nay, hai bên tập trung vào việc cung cấp trang thiết bị và đào tạo. William Farland - một quan chức cao cấp của EPA - cho biết, mùa thu này hai bên dự định sẽ đánh giá tác động tại một điểm nóng dioxin quan trọng.

. Theo Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
EVN đề xuất đầu tư 173 dự án thủy điện vừa và nhỏ  (03/08/2005)
Triệt để tiêu hủy gia súc nhập lậu qua biên giới phía bắc  (03/08/2005)
ĐH Kinh tế Quốc dân lập kỷ lục về số thủ khoa  (02/08/2005)
300 triệu USD xây dựng nhà ga T2 Nội Bài  (02/08/2005)
Bão số 2 làm 3 người chết, thiệt hại ít nhất 300 tỉ đồng  (02/08/2005)
Bắt đầu tổng kiểm tra đất đai trên toàn quốc  (02/08/2005)
Chế tạo xe chạy điện dành cho người khuyết tật  (01/08/2005)
Phát điện sản xuất từ rác lên lưới điện quốc gia  (01/08/2005)
1 tỉ USD xây nhà máy luyện cán thép tại Dung Quất  (01/08/2005)
Bão số 2 gây thiệt hại nặng tại đồng bằng Bắc Bộ  (01/08/2005)
Đích thân Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ sẽ đi đốc thúc sản xuất  (31/07/2005)
Bão số 2 ảnh hưởng mạnh tới Bắc Bộ  (31/07/2005)
Hà Nội: Khởi động dự án xây dựng đường sắt trên không  (29/07/2005)
BHYT thanh toán 100% các dịch vụ dưới 7 triệu đồng  (29/07/2005)
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ VI chính thức khai mạc  (29/07/2005)