Huy động tổng lực chống bão số 7
9:7', 27/9/ 2005 (GMT+7)

Gia cố đê biển Ninh Phú, thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão số 7 lại mạnh trở lại với sức gió giật trên cấp 12 ở tâm bão. Tối 26-9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 19 độ vĩ Bắc; 107,8 độ kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km một giờ), giật trên cấp 12.

Dự báo sáng nay, 27-9, tâm bão sẽ đi qua các tỉnh Nam Định và Thanh Hóa, sau đó tiếp di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Do ảnh hưởng của bão, tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa gió bão mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12.

Kèm với gió giật là mưa lớn từ 100- 300 mm. Do vậy, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An rất có thể xảy ra hiện tượng nước biển dâng cao do bão kết hợp với thủy triều cao từ 3,0 đến 4,0 m.

Trước tình hình cơn bão số 6 có khả năng tàn phá lớn, trưa 26-9, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có cuộc làm việc khẩn cấp với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) trung ương. Thủ tướng yêu cầu, các cơ quan chức năng liên quan phải tập trung tối đa lực lượng, phương tiện để tìm mọi cách ứng phó với bão số 7. Bằng mọi giá phải bảo đảm an toàn cho được tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bộ Quốc phòng phải lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân khu III, Quân khu IV điều động các đơn vị bộ đội xuống tổ chức di dời dân, và gia cố lại các tuyến đê biển. Bộ Công an tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự cho các khu vực ảnh hưởng của bão và xuất thêm cho các tỉnh ven biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ 500 áo phao để ứng cứu khi lũ lụt xảy ra.

Đến tối ngày 26-9, Bộ Quốc phòng đã huy động 25.547 bộ đội ứng cứu di dân và tổ chức cứu hộ các hệ thống đê biển. Quân chủng Phòng không - không quân đã tổ chức tổng cộng 17 chuyến bay trên biển Đông thông báo bão để kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn. Do đó, 134 tàu thuyền cuối cùng đang ở trên biển cũng đã được thông báo về nơi trú ẩn.

Đến 18 giờ ngày 26-9, đã gọi được gần 30.000 phương tiện với 50.000 ngư dân đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn; bố trí sắp xếp, neo đậu cho 45.000 tàu thuyền, phương tiện neo đậu an toàn tại các bến.

Theo thống kê sơ bộ ban đầu của Ban chỉ đạo PCLB trung ương, đến chiều tối qua, các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã di dời khẩn cấp khoảng 300.000 người vào nơi trú ẩn. Đây là lần đầu tiên chúng ta chủ động di dân tránh bão trên qui mô lớn trên nhiều địa phương.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Pháp tài trợ nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai  (26/09/2005)
Xây dựng hệ thống thông tin điện tử chung cho khu vực ASEAN  (26/09/2005)
Hòn Ngọc Việt được chọn là một nơi tổ chức hội nghị APEC 2006  (26/09/2005)
Chiều nay 26-9, bão số 7 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ  (26/09/2005)
Hiện tượng sụt đất chưa từng thấy ở Đắc Lắc  (25/09/2005)
Giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp  (25/09/2005)
Kiến nghị tăng đầu tư cho khoa học - công nghệ  (25/09/2005)
100 triệu USD cho bể chứa xăng dầu lớn nhất nước  (23/09/2005)
Sẽ áp dụng một mức lương tối thiểu chung  (23/09/2005)
Chính thức cổ phần hóa Vietcombank  (23/09/2005)
Hà Nội nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi  (23/09/2005)
VN trong tốp 10 nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng điện thoại  (23/09/2005)
"Mùa len trâu" đoạt giải cao nhất LHP Asian Marine  (22/09/2005)
Tập đoàn Nidec đầu tư thêm 1 tỉ USD vào VN  (22/09/2005)
"Nhật ký Đặng Thùy Trâm" đã vượt qua biên giới với sức cảm hóa mạnh mẽ  (22/09/2005)