Xuất khẩu đồ gỗ 5 năm liền vượt trội
10:17', 1/2/ 2006 (GMT+7)

Liên tục trong năm năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục, đưa ngành gỗ nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ những ngành có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD.

Với kim ngạch xuất khẩu 294 triệu USD, kỷ lục so với những năm trước đó, năm 2000 được xem là dấu mốc cho sự khởi sắc của ngành gỗ. Liên tục trong ba năm sau đó, kim ngạch lần lượt tăng năm sau cao hơn năm trước trên 100 triệu USD, một "kỳ tích" ít mặt hàng xuất khẩu nào đạt được. Năm 2005, con số này đạt trên 1,5 tỉ USD, gấp rưỡi so với năm 2004 và gấp năm lần so với năm 2000.

Giải thích về nguyên nhân tăng trưởng "kỳ tích" của ngành đồ gỗ, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), cho biết thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rất rộng mở và các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội này, có nhiều giải pháp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một trong các giải pháp đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển, đặc biệt để đáp ứng những đơn hàng lớn. Các doanh nghiệp liên kết theo hướng: doanh nghiệp nhỏ hơn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn; hình thành các nhóm doanh nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau sản xuất, kinh doanh; hoặc tham gia liên doanh.

Ngành gỗ hiện có 2.000 doanh nghiệp chế biến, hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông Quyền, việc hợp tác không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất mà còn giúp hạ giá gỗ đầu vào do nhập khẩu tập trung.

Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, chính sách mở cửa của Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Kể từ năm 2000, Chính phủ đã áp dụng mức thuế 0% đối với nguyên liệu gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ xuất khẩu được sản xuất từ gỗ nhập khẩu nói trên.

Bên cạnh những lợi thế tạo nên sự vượt trội trong suốt 5 năm qua, ngành gỗ Việt Nam vẫn đang đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu, thiếu công nhân kỹ thuật và công nghệ thiết bị còn lạc hậu.

Ông Quyền cho biết, để khắc phục dần những bất lợi trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, phấn đấu từ nay đến 2015 trồng trên 2,6 triệu ha rừng, góp phần đảm bảo nguyên liệu gỗ cho chế biến từ năm 2020.

Đối với đào tạo công nhân kỹ thuật, nhà nước sẽ xây trường mới, hoặc sẽ đầu tư chiều sâu cho 5 trường hiện có, hoặc sẽ hỗ trợ một phần kinh phí giúp các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân. Ông Quyền cho rằng các ngân hàng cần vào cuộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ.

. Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nấm đầu khỉ đã được trồng ở Việt Nam   (28/01/2006)
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục   (28/01/2006)
Áp thấp nhiệt đới có khả năng suy yếu  (27/01/2006)
Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu  (27/01/2006)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (27/01/2006)
41 tuổi, có 56 bằng sáng chế  (26/01/2006)
Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc "cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo"  (26/01/2006)
Công bố kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam  (26/01/2006)
Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Trung và Nam bộ  (26/01/2006)
Phòng chống dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Bính Tuất  (26/01/2006)
12.000 khách nước ngoài xông đất Việt Nam  (25/01/2006)
8 vấn đề lớn của kiều bào đang được xem xét  (25/01/2006)
Viện Kiểm sát tối cao không phê chuẩn quyết định khởi tố "bầu" Đức  (25/01/2006)
Thủ tướng Phan Văn Khải: Đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm  (25/01/2006)
Trời đẹp trong dịp Tết Nguyên đán  (24/01/2006)