Luật Báo chí đã đi vào cuộc sống
15:26', 24/12/ 2007 (GMT+7)

Sáng nay (24.12), Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí với 2 nội dung chính: đánh giá tình hình thi hành Luật Báo chí từ năm 1999 đến nay; những vấn đề đặt ra qua 8 năm thực hiện Luật Báo chí và phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý báo chí trong những năm tiếp theo.

Ngay sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng, phát toàn văn Luật Báo chí 1999 nhằm phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã cho in, phát hành hàng vạn bản Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn thi hành và xuất bản, văn bản Luật dưới hình thức song ngữ Việt – Anh tạo điều kiện cho mọi đối tượng tiếp cận Luật một cách thuận lợi nhất. Nhiều tỉnh, thành đã xuất bản sách "Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn" làm tài liệu cho đội ngũ cán bộ quản lý và phóng viên ở địa phương. Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, Hội Nhà báo các cấp và Khoa báo chí ở một số trường đại học đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, trong đó nội dung giới thiệu, nâng cao nhận thức về Luật Báo chí được quan tâm đúng mức. Nhiều chương trình với nội dung phong phú phản ánh sinh động các vi phạm liên quan nội dung thông tin trên báo chí, vấn đề đạo đức người làm báo, những vi phạm trong quá trình tác nghiệp của phóng viên... đã được đăng tải trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và nhiều chuyên mục của các cơ quan báo chí góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống.

Sau 8 năm thi hành Luật, báo chí nước ta đã phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng với 702 cơ quan báo chí, phản ánh kịp thời, toàn diện các lĩnh vực thiết yếu của đất nước và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, báo chí cũng nhận được cộng lực rất lớn từ quần chúng nhân dân trong việc cung cấp nhiều thông tin có giá trị, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực. Hàng năm, lượng đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân gửi đến các cơ quan báo chí ngày càng tăng (có những năm, một cơ quan báo chí nhận trên 300 đơn thư) đã thể hiện sự am hiểu về Luật ngày càng sâu sắc của người dân.

Tuy vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Luật Báo chí vẫn còn những hạn chế, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi hải đảo chưa được phổ biến đầy đủ về Luật Báo chí. Ngay trong giới phóng viên, biên tập viên, thậm chí cả lãnh đạo một số cơ quan báo chí vẫn còn hiện tượng chưa nắm vững nội dung hoặc nhận thức chưa đầy đủ về Luật Báo chí làm xảy ra một số sai phạm về nội dung và hình thức báo chí. Nhận thức của một số cá nhân, đơn vị ở địa phương cũng còn nhiều hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu gây cản trở hoạt động của nhà báo hoặc các hiện tượng nhà báo bị hành hung trong thời gian qua...

Hội nghị cũng đưa ra một số gợi ý về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nhằm cụ thể hóa một số qui định hoặc những vấn đề thực tiễn đặt ra mà chưa được qui định trong Luật.

. Theo CPV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tràn ngập không khí Giáng sinh  (24/12/2007)
“Bão giá” làm nhòa nhiều chỉ tiêu kinh tế  (24/12/2007)
Cần 765.000 tỷ đồng phát triển hệ thống đường bộ cao tốc  (24/12/2007)
GDP của Việt Nam theo cân bằng sức mua giảm đi 30%  (24/12/2007)
Lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại VN  (23/12/2007)
Năm 2008, phải tạo chuyển biến rõ nét về xây dựng hạ tầng  (23/12/2007)
Tạo chuyển biến mạnh về phòng, chống tham nhũng  (23/12/2007)
Đã sẵn sàng trả lương qua thẻ  (23/12/2007)
VNA ký hợp đồng mua 30 máy bay Airbus  (21/12/2007)
Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ  (21/12/2007)
Cho thuê... rừng Phú Quốc làm du lịch  (21/12/2007)
Taxi đồng loạt tăng cước  (21/12/2007)
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa  (21/12/2007)
Kết quả bầu BCH T.Ư Đoàn khóa IX  (21/12/2007)
Chặn dòng thủy điện Xêkaman 3  (21/12/2007)