Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 26.12, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Chính phủ đang giao cho Bộ Công an và Bộ Tư pháp nghiên cứu việc hạn chế nhập cư vào TP lớn chứ không để tình tình trạng ''tháo khoán'' như hiện nay.
Lùi thời hạn thu phí lưu hành ôtô, xe máy
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, việc thu phí giao thông là hạn chế lưu thông lượng xe máy vốn đã trở nên quá tải tại các thành phố lớn, cụ thể là Hà Nội và TP.HCM. Việc thu phí giao thông là chủ trương xuất phát từ thực tiễn, tiến tới dần dần hạn chế xe máy.
Đại diện thường trực Chính phủ nhấn mạnh “thu phí giao thông không phải là dọa dân như một số người bình luận”, tuy nhiên, trước khi áp dụng thu phí, phải chuẩn bị đường sá tốt, giao thông công cộng tốt trước.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng tiếp lời, hiện nay phương tiện cá nhân gia tăng quá mức. So với năm 2000 thì năm 2006 phương tiện cá nhân đã tăng gấp đôi trong khi hạ tầng giao thông lại chưa phát triển tương ứng, không đáp ứng đủ lượng phương tiện.
Cụ thể, TP.HCM mỗi ngày đăng ký mới 1.000 chiếc xe máy, Hà Nội cũng 800 chiếc được đăng ký/ngày. Song song với đó là dân số cũng tăng từ 1,5-3% kéo theo sự quá tải cả người và xe lưu thông trên đường.
Bộ trưởng GTVT cũng khẳng định: Việc thu phí giao thông hiện nay mới chỉ là chủ trương nghiên cứu mà Bộ đề xuất chứ Chính phủ chưa có quyết định. Các giải pháp thu phí nhằm hạn chế chứ không phải cấm xe máy.
Không để tình trạng nhập cư “tháo khoán” như hiện nay
Theo tư lệnh ngành GTVT, ngoài các giải pháp hạn chế xe máy, cũng phải xem các điều kiện để nhập cư vào thành phố để đảm bảo chất lượng cuộc sống, đảm bảo môi trường đô thị.
“Cần xem xét điều kiện nhập cư vào TP như thế nào để đảm bảo chất lượng cuộc sống trong một môi trường văn minh. Nếu chúng ta không kiểm soát được sự gia tăng dân số tại các TP lớn thì 5 năm nữa chúng ta sẽ không lường hết được hậu quả"- Bộ trưởng Dũng nói.
Được nhận lương mới trước Tết Nguyên đán
Trả lời báo giới về những lo ngại tình trạng chậm trả lương theo quy định mới cho người nghỉ hưu, cán bộ công chức, đối tượng hưởng trợ cấp BHXH, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cam kết: Ngay trong tháng 1.2008, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ được nhận theo đúng quy định. |
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Hiện Chính phủ đang nghiên cứu việc hạn chế dân nhập cư vào các TP lớn.
Theo Phó Thủ tướng, quyền của công dân được cư trú nhưng cư trú phải có điều kiện. Chính phủ đang giao cho Bộ Công an và Bộ Tư pháp nghiên cứu hạn chế nhập cư vào các TP lớn chứ không để tình tình trạng ''tháo khoán'' như hiện nay.
"Hiện nay chưa quyết định hướng nào nhưng đang nghiên cứu bởi nếu để nhập cư thoải mái sẽ tạo ra những áp lực khác''- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, đầu tháng 1.2007, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khi trả lời phỏng vấn chúng tôi về chủ trương hạn chế tăng dân số cơ học của TP cũng đã khẳng định: Hà Nội đã đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương hạn chế tăng dân số cơ học ở TP.
“Đây là một trong những vấn đề của quản lý đô thị. Bất kỳ nước nào cũng cần có tiêu chí nhập cư đối với thủ đô. Những giải pháp này để đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ giữa dân cư với giao thông sao cho hạ tầng xã hội lẫn hạ tầng kỹ thuật phải đủ khả năng đảm bảo cuộc sống trong một Thủ đô” - Bí thư Phạm Quang Nghị nói.
Sẽ tăng giá điện lên 5,7% vào quý 3/2008
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, năm 2008, giá than sẽ tăng với 3 hộ tiêu thụ lớn (xi măng, phân bón, giấy). Cụ thể là đến quý 3.2008, khi tăng giá điện bình quân lên 5,7% cũng sẽ tăng 20% giá than bán cho điện.
Trước dự kiến điều chỉnh tăng giá điện, than, dầu, nước sinh hoạt, giá vé máy bay..., Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Chính phủ sẽ cân nhắc một lộ trình dài hơi hơn để cam kết 70% dân số nghèo, có mức tiêu thụ điện hằng tháng dưới 100 số, không bị ảnh hưởng.
“Chủ trương của Chính phủ là chấp nhận nguyên tắc mặt bằng giá thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế còn yếu kém thì cần có lộ trình", Phó Thủ tướng khẳng định.
. Theo VTC
Dành lại vỉa hè cho người đi bộ
Theo Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng, vỉa hè và lòng đường sinh ra là để dành cho giao thông nhưng trong thời gian qua đã bị lấn chiếm vào các mục đích khác. Vì vậy, việc dành lại hè phố và khuyến khích người đi bộ khi họ tham gia giao thông trong một đoạn đường ngắn là vấn đề được tập trung trong thời gian tới.
Thực tế đáng ra phải dành 20-25% quỹ đất đô thị cho giao thông thì tại 2 TP lớn (Hà Nội và TP.HCM) thì diện tích đất dành cho giao thông lại thấp hơn nhiều.
Bộ trưởng Dũng cho biết, chủ trương hoàn thiện vỉa hè với các hè phố rộng hơn 2,5m đã được nêu ra tại Đề án xây dựng vùng đô thị và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Hiện Đề án của TP.HCM đã được phê duyệt, sắp tới, Đề án của Hà Nội với tầm nhìn đến năm 2020 cũng được phê duyệt.
Vỉa hè sẽ được dành cho người đi bộ, tuy nhiên, cũng vẫn sẽ có một phần dành cho... giữ xe và kinh doanh! | |