Kinh tế 2007 - một năm thành công
14:58', 28/12/ 2007 (GMT+7)
Cụm tháp chưng cất, nhà máy lọc dầu Dung Quất được lắp đặt trong năm 2007.

Trong bối cảnh phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, năm 2007, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tới 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD được cho là một thành công lớn của đất nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm qua, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục lên cao, gây áp lực lớn đến đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn so với những năm gần đây, ảnh hưởng xấu đến việc ổn định sản xuất và đời sống, nhất là đối với người dân có thu nhập thấp và các vùng khó khăn.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ này, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước được nâng lên thể hiện trên các chỉ số tăng trưởng cao, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực kinh tế. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực nông nghiệp chiếm 20%; công nghiệp và xây dựng chiếm 41,5%, dịch vụ 38,1%.

Sau một năm trở thành thành viên của WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA huy động đã đạt mức kỷ lục mới. Điều này thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam. Đã có 20,3 tỷ FDI đăng ký vào Việt Nam trong năm 2007, tăng xấp xỉ 70% so với năm 2006, cao nhất từ trước đến nay. Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng đã đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. Đây cũng là là một trong những chỉ số ấn tượng nhất về giữ vững nhịp phát triển trong năm qua.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong khi thu ngân sách vượt kế hoạch thì bội chi ngân sách vẫn được khống chế dưới 5% GDP. Bên cạnh đó, do thặng dư lớn trong cán cân thanh toán quốc tế nên tạo được cơ sở để ổn định tỷ giá và giá trị đồng Việt Nam so với ngoại tệ. Không những thế, dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên đáp ứng được các nhu cầu bình ổn thị trường ngoại tệ. Các chỉ số nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn cho phép.

Không chỉ có nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng lên mà nguồn vốn huy động từ xã hội cho đầu tư phát triển cũng rất khả quan, ước tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 40,6% so với GDP, trong đó nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 19,5% so với năm 2006.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sớm thống nhất “1 giấy” trong năm 2008  (28/12/2007)
Hà Tĩnh: Núi lở đè chết 7 công nhân khai thác đá  (28/12/2007)
Chính phủ nghiên cứu hạn chế nhập cư vào TP lớn  (27/12/2007)
Đầu cơ thép tăng mạnh  (27/12/2007)
Năm 2007: Gần 1.100 người chết vì TNGT/tháng  (27/12/2007)
Dịch cúm gia cầm tái phát tại Trà Vinh  (27/12/2007)
Vietnam Airlines ưu đãi giảm giá một số loại vé tới 53%  (27/12/2007)
Vụ Bản Vẽ: Có tất cả 21 nạn nhân?  (27/12/2007)
Công bố kết quả thanh tra một loạt vụ việc nghiêm trọng  (27/12/2007)
Năm 2008 phải phấn đấu đạt GDP tăng 9%  (27/12/2007)
Năm 2008: Tăng giá các mặt hàng chủ lực  (26/12/2007)
Gần 90% số người dân đội mũ bảo hiểm sai quy cách  (26/12/2007)
Dân nghèo rối bời, địa phương lúng túng!  (26/12/2007)
Sau 1.1.2008: “Giấy trắng” vẫn được giao dịch bình thường  (26/12/2007)
Trao tặng huân chương cao quý cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước  (26/12/2007)