Báo chí thế giới nói về kinh tế Việt Nam 2008
Thành tựu song hành với thách thức
10:12', 1/1/ 2008 (GMT+7)

Thiếu lực lượng lao động có tay nghề - một trong các thách thức của kinh tế Việt Nam.

Nếu đánh cụm từ khóa “Vietnam: rising star” (Việt Nam: ngôi sao đang lên) trên công cụ tìm kiếm Google, kết quả có được sẽ là 388.000 mục có chứa cụm từ này, điều đó cho thấy, thế giới đánh giá rất cao những thành tựu của Việt Nam, đặc biệt về kinh tế trong năm 2007. Cũng vì lý do đó mà Tạp chí The Economist mới đây đã xếp Việt Nam vào Top Ten các nước có mức phát triển nhất thế giới.

Quả thật, trong năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,4%, mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Dự kiến trong năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 48,3 tỷ USD.

Theo báo The Star của Malaysia, mậu dịch của Việt Nam trong năm 2007 chiếm 150% GDP, mức cao thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ sau Malaysia. Hãng AP dẫn nguồn tin từ Việt Nam cho biết: Trong năm 2007, các cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đạt mức 20,3 tỷ USD, tăng 50 % so với năm 2006, đạt kỷ lục cao nhất về thu hút FDI từ trước tới nay.

Ngoài ra, cam kết ODA cho Việt Nam của các nhà tài trợ cao nhất từ trước tới nay đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Báo chí nước ngoài nhận định: kinh tế Việt Nam năm 2008 tiếp tục tăng trưởng cao, có thể lên 9% trong năm 2008.

Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 1.2007 được hầu hết các phương tiện truyền thông thế giới chú ý và xem là một trong các sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2007. Nhiều tờ báo của Thái Lan, đất nước láng giềng của Việt Nam, luôn đưa ra các bài nhận định về kinh tế Việt Nam và cho rằng không bao lâu nữa kinh tế Việt Nam sẽ bắt kịp Thái Lan.

Tuy nhiên, theo báo The Star của Malaysia, năm 2008, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục gặp nhiều thách thức song hành với thuận lợi. Đó là các vấn đề lạm phát, yếu kém về cơ sở hạ tầng, thâm hụt thương mại (chỉ 10 tháng đầu năm 2007, thâm hụt mậu dịch là 10,5 tỷ USD so với 5,1 tỷ USD trong năm 2006), thâm hụt ngân sách, thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng và tốc độ giải ngân ODA cùng với thực thi FDI chậm.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 30.12 đưa ra dự báo, năm 2008 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á và có thể sẽ trở thành nơi cung cấp hàng chế tạo cho thế giới. 

Theo các chuyên gia, với lực lượng lao động dồi dào, giá thuê nhân công rẻ, Việt Nam đang là nơi được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất. Xu hướng đầu tư này đã tác động lớn đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trước đây, gạo và cà phê là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thì nay đã chuyển sang dệt may và đồ gỗ.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2007 đạt 2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2006. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng hơn và giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng về thu hút đầu tư nước ngoài tới 37%.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thực tế, đồng thời cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ để có thể giành được những đơn đặt hàng lớn.

. Theo SGGP, TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cả nước nô nức đón năm mới 2008  (01/01/2008)
Nhộn nhịp không khí đón mừng năm mới 2008  (31/12/2007)
Iraq đầu tư nhà máy lọc dầu tại VN  (31/12/2007)
10 sự kiện nổi bật trong nước năm 2007  (31/12/2007)
Vụ rò rỉ phóng xạ tại cảng Hạ Lưu TP Vũng Tàu: Điều tra làm rõ nguyên nhân  (30/12/2007)
Sẽ có khoảng 160.000 kiều bào về quê ăn Tết  (30/12/2007)
Từ 1.1.2008 cắt giảm gần 2.000 dòng thuế  (30/12/2007)
Mít tinh kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ trên không  (30/12/2007)
Tăng vọt dòng du khách "chịu chi"  (28/12/2007)
Người Việt chi gần 45 tỷ USD để mua sắm  (28/12/2007)
Khách sạn 6 sao đầu tiên ở VN  (28/12/2007)
Kinh tế 2007 - một năm thành công  (28/12/2007)
Sớm thống nhất “1 giấy” trong năm 2008  (28/12/2007)
Hà Tĩnh: Núi lở đè chết 7 công nhân khai thác đá  (28/12/2007)
Chính phủ nghiên cứu hạn chế nhập cư vào TP lớn  (27/12/2007)