Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam. Theo đó, có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III.
17 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Cẩm phả, Hòn Gai (Quảng Ninh); Cảng biển Hải Phòng; Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa); Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An); Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh); Cảng biển Chân Mây (Huế); Cảng biển Đà Nẵng; Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi); Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định); Cảng biển Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa); Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh; Cảng biển Vũng Tàu; Cảng biển Đồng Nai; Cảng biển Cần Thơ.
23 Cảng biển loại II gồm: Cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh); Cảng biển Diên Điền (Thái Bình); Cảng biển Nam Định; Cảng biển Lệ Môn (Thanh Hóa); Cảng biển Bến Thủy (Nghệ An); Cảng biển Xuân Hải (Hà Tĩnh); Cảng biển Quảng Bình; Cảng biển Cửa Việt (Quảng Trị); Cảng biển Thuận An (Huế); Cảng biển Quảng Nam; Cảng biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi); Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên); Cảng biển Cà Ná (Ninh Thuận); Cảng biển Phú Quý (Bình Thuận); Cảng biển Bình Dương; Cảng biển Đồng Tháp; Cảng biển Mỹ Thới (An Giang); Cảng biển Vĩnh Long; Cảng biển Mỹ Tho (Tiền Giang); Cảng biển Năm Căn (Cà Mau); Cảng biển Hòn Chông, Bình Trị (Kiên Giang); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).
9 Cảng biển loại III đều thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: Cảng biển mỏ Rồng Đôi, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Tây, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Chí Linh, Ba Vì, Vietsopetro 01.
Ngoài ra, Quyết định cũng công bố 166 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Các quy định tại Quyết định này không áp dụng đối với việc xếp loại doanh nghiệp quản lý, khai thác cảng biển.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hằng năm cập nhật và công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.
. Theo Webside Chính Phủ |