Nhiều dự án lớn về điện tử đổ vào Việt Nam
9:31', 18/2/ 2008 (GMT+7)

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Sanyo - Khu chế xuất Tân Thuận - TP Hồ Chí Minh. ( Ảnh minh họa - nguồn Tuổi Trẻ)

Theo Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay đã có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực điện tử với số vốn khoảng 3 tỷ USD.

Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên  WTO thì Tập đoàn Intel ( Mỹ) đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD. Tiếp đến là Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) cũng đầu tư 1 dự án tại Bình Dương với số vốn 1 tỷ USD sản xuất đầu đọc quang học dùng cho đầu DVD, VCD và môtơ siêu nhỏ dùng trong máy ảnh, máy in...  Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam  tổng vốn 5 tỷ USD, trong đó riêng sản xuất linh kiện điện tử khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra còn Tập đoàn Meikom (Nhật Bản) đầu tư 300 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Tây...

Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết, sắp tới sẽ cấp phép đầu tư cho Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) vào Khu công nghiệp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) với số vốn 650 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử.

Có thể nói Việt Nam đang trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài  lớn trong  lĩnh vực điện tử. Rất nhiều các tập đoàn lớn với những dự án quan trọng, vốn đầu tư lớn đã đổ vào Việt Nam. Hiện các doanh nhân trong lĩnh vực điện tử của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang đổ về Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư và thời gian tới sẽ còn nhiều dự án lớn được cấp phép trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Quang Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, đang có xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á sang Việt Nam. Chẳng hạn như  Tập đoàn Meikom đang cân nhắc việc chuyển nhà máy đang sản xuất tại Trung Quốc về Việt Nam. Một số tập đoàn của Nhật Bản, Đài Loan đang có ý định chuyển các nhà máy đang sản xuất linh kiện điện tử của họ tại Trung Quốc, Malaysia về Việt Nam trong thời gian tới.

Lý do là Việt Nam hiện có quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất điện tử và giá công nhân rẻ. Bên cạnh đó sản xuất điện tử được coi là lĩnh vực công nghệ cao nên Việt Nam có các chính sách ưu đãi lớn. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia... giá thuê đất, giá nhân công  tăng vì vậy Việt Nam trở nên có lợi thế.

Tất cả các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử thời gian qua và  tới đây đều là sản xuất linh kiện. Điều này sẽ làm cho công nghiệp phụ trợ của ngành điện tử nở rộ trong những năm tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp điện tử  Việt Nam. Lúc đầu các sản phẩm sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, nhưng khi các DN trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần thì có thể sử dụng ngay tại chỗ. Bên cạnh đó với việc sử dụng nhiều nhân công, sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có được đội ngũ lao động trong ngành điện tử được đào tạo. Đây chính là những hiệu quả to lớn mà đầu tư nước ngoài mang lại.

Tuy nhiên đầu tư vào nhiều, nhưng chủ yếu các DN này chỉ sử dụng đất đai và lao động tại Việt Nam là chính. Việc sử dụng các nguyên vật liệu tại chỗ rất ít, chủ yếu vẫn nhập khẩu và chỉ gia công tại Việt Nam, vì vậy hiện tại giá trị gia tăng còn rất thấp. Năm 2007 xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử đạt 2,2 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ từ 5%-10%.

Cũng theo ông Hùng việc các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện tử của mình. Nhưng chỉ sản xuất linh kiện không thì chưa đủ. Để có được ngành công nghiệp điện tử thì cần có đội ngũ các nhà thiết kế có chất lượng, điều này Việt Nam lại rất yếu.

Qua điều tra của Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam thì  trong 10 năm qua, các DN đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử hầu như không đào tạo đội ngũ thiết kế. Họ chỉ đào tạo lao động trông coi dây chuyền sản xuất, công nghệ và  sửa chữa bảo hành. Bản thân các trường đại học của Việt Nam cũng chạy theo nhu cầu này của DN và gần như không có đào tạo về thiết kế. Nếu không có đội ngũ thiết kế, Việt Nam khó có sản phẩm của riêng mình. Vấn đề này đã nhiều lần Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam đã đề cập với các cơ quan chức năng, nhưng đến nay sự quan tâm vẫn chưa đúng mức - ông Hùng cho biết.

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Các tỉnh phía Nam thiếu lao động trầm trọng sau Tết  (17/02/2008)
Khai hội xuân Yên Tử 2008  (17/02/2008)
Doanh nghiệp Mỹ đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Quảng Nam  (17/02/2008)
Dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều tỉnh  (17/02/2008)
Cuối năm 2008, trường ĐH phải công bố chuẩn đầu ra  (15/02/2008)
Dài cổ ngóng công nhân sau Tết  (15/02/2008)
Ngân hàng tăng lãi suất, hạn chế cho vay  (15/02/2008)
Sẽ xóa bỏ thang bảng lương trong doanh nghiệp  (15/02/2008)
Phân biệt giới tính: Bị phạt đến 50 triệu đồng  (15/02/2008)
Quán cà phê, nhà hàng "nóng" trong ngày Tình nhân  (15/02/2008)
Có hay không một mặt bằng giá mới?  (15/02/2008)
“Ấn tượng đầu tiên của tôi là sức sống của đất nước này”  (15/02/2008)
Được tập trung đầu tư nhiều dự án trọng điểm  (15/02/2008)
Hơn 15.000 tỷ đồng đầu tư cho chợ  (14/02/2008)
Phát hiện một gia đình khoa bảng có 14 Tiến sĩ  (14/02/2008)