Sáng nay (25.2), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc ban hành 2 Pháp lệnh này. Hai pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2008.
Tại cuộc họp báo, Trung tướng Trương Quang Khánh, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) cho biết: điểm mới của Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng so với Pháp lệnh Động viên công nghiệp là cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước có đủ điều kiện theo qui định của Chính phủ được tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Việc này nhằm tạo ra cơ chế mở để huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng cũng qui định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan thực hiện. Đây là một bước trong lộ trình chuyển công nghiệp quốc phòng thành một bộ phận của công nghiệp quốc gia.
Giới thiệu về Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết: Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Lực lượng cảnh sát biển có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật, tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hóa, vũ khí, chất nổ, chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Lực lượng cảnh sát biển chỉ được bắn vào đối tượng sau khi đã ra lệnh cho họ dừng lại hoặc nổ súng cảnh cáo mà không có kết quả.
. Theo VOV |