Chính phủ “đối mặt” với nhiều chất vấn về giá tiêu dùng
15:3', 26/2/ 2008 (GMT+7)

Chiều 25.2, Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, lần đầu tiên tổ chức chất vấn giữa kỳ họp Quốc hội, vào tháng 3 tới. Trong 21 câu hỏi đến thời điểm này, hai chủ đề nóng nhất là tốc độ tăng giá tiêu dùng và thiệt hại tại miền Bắc trong đợt giá rét kỷ lục.

"Dư luận đang chờ đợi phiên chất vấn tại Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 tới, nếu làm tốt đây sẽ là bước đột phá. Nội dung chất vấn sẽ tập trung vào những vấn đề bức xúc mà cả xã hội quan tâm. Hôm qua tôi xuống bệnh viện, các bác sĩ than phiền rằng giá cả leo thang khiến đời sống rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian chất vấn sẽ gói gọn trong một ngày, số thành viên Chính phủ trả lời sẽ căn cứ vào vấn đề đại biểu chất vấn. Dự kiến, có 3-4 thành viên Chính phủ hoặc Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đăng đàn. Thời gian chất vấn với mỗi thành viên Chính phủ là 90 phút, trong đó 75 phút trả lời trực tiếp tại hội trường.

Trước đó trong phần thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào 2 vấn đề lớn là nội dung đưa ra chất vấn và việc có ra Nghị quyết giám sát sau phiên chất vấn.

Theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước, trong số 21 câu hỏi đã gửi, có nhiều chất vấn Chính phủ về tăng giá tiêu dùng. Do đó, cần phải đưa vấn đề lạm phát vào phần chất vấn tháng 3 tới để "giải tỏa tâm tư lo lắng của người dân".

Trao đổi với VnExpress, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay, vấn đề thiệt hại nông nghiệp trong đợt giá rét vừa qua cũng được nhiều đại biểu quan tâm. "Tuy nhiên, đây chỉ là thống kê đến hôm nay, còn gần một tháng để các đại biểu gửi câu hỏi. Giữa tháng 3, Thường vụ Quốc hội sẽ chốt các vấn đề chất vấn, danh sách bộ trưởng, sau đó bàn bạc, thống nhất với Thường trực Chính phủ".

Theo Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc phòng Lê Quang Bình, cần phải xác định rõ câu hỏi chất vấn và câu hỏi làm rõ thông tin. Chất vấn phải đi kèm với trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng. "Tôi đọc 21 câu hỏi hiện nay, đa số chỉ để hỏi thông tin. Cần phải nêu rõ bộ trưởng có trách nhiệm thế nào với vấn đề đó, giải pháp ra sao?".

Là đại biểu Quốc hội nhiều khóa, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên tỏ ý băn khoăn khi luật quy định việc ra Nghị quyết sau khi chất vấn, nhưng chưa thấy thực hiện. "Để chất vấn có hiệu quả, Quốc hội có thực quyền thì phải ra Nghị quyết sau chất vấn", ông Kiên nói.

Dẫn chứng một số kỳ họp gần đây, ông Lê Quang Bình lại cho rằng, việc ra Nghị quyết "hậu" chất vấn không dễ thực hiện. Lý do là một vấn đề đưa ra chất vấn đôi khi liên quan đến nhiều bộ ngành. Ví dụ, an toàn giao thông, không chỉ Bộ trưởng Giao thông chịu trách nhiệm mà còn có nhiều ngành khác.

Phản bác ý kiến trên, ông Ksor Phước cho rằng, luật đã có quy định thì phải thực hiện. "Chúng ta không làm, nên đụng vào là thấy khó. Theo tôi, cần phải ra Nghị quyết về kết quả chất vấn, nêu rõ những giải trình của các bộ trưởng đã thỏa mãn chưa. Chúng ta phải mạnh dạn làm, rút kinh nghiệm, tôi tin sẽ có lối ra".

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
4 khoản phí và lệ phí được miễn  (26/02/2008)
Áp dụng tổng thể các giải pháp chống lạm phát  (26/02/2008)
Đối tượng chính sách sẽ được hỗ trợ giá xăng dầu  (26/02/2008)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Ngành Y tế cần tổ chức chăm sóc thật tốt sức khỏe nhân dân  (26/02/2008)
Công bố Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng và Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam  (25/02/2008)
Năm 2008, sẽ thiếu điện khá nghiêm trọng  (25/02/2008)
Nạn nhân dioxin sẽ kháng án lên tòa tối cao Mỹ  (25/02/2008)
Lạm phát tháng 2 tăng kỷ lục  (25/02/2008)
Giá xăng lên 14.500 đồng  (25/02/2008)
Ngày 26.2: Gió mùa Đông Bắc sẽ gây rét đậm trở lại  (25/02/2008)
Hôm nay, giá xăng có thể lên 14.000 đồng/lít  (25/02/2008)
Đổi mới vai trò của Tham tán thương mại  (25/02/2008)
Dự báo của các chuyên gia hàng đầu: Chứng khoán sẽ đi lên!  (24/02/2008)
Việt Nam bất bình về phán quyết sai lầm của Tòa án Hoa Kỳ  (24/02/2008)
Thủ tướng biểu dương các địa phương hạn chế tai nạn giao thông  (24/02/2008)