Bộ Y tế muốn tăng gấp đôi mức đóng bảo hiểm y tế
15:22', 29/2/ 2008 (GMT+7)

Phí mua thẻ BHYT sẽ tăng, tối đa là 6% lương (hiện là 3%), theo dự thảo Luật Bảo hiểm y tế vừa được trình trong cuộc họp Thường vụ Quốc hội chiều 28.2. Nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc khi đưa ra mức đóng này.

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế mà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu trình bày, người lao động tham gia BHYT bắt buộc sẽ phải đóng tối đa 6% lương hoặc tiền công của họ, như vậy số tiền sẽ cao hơn so với người mua BHYT tự nguyện, chỉ đóng 6% mức lương tối thiểu chung.

Do mức đóng thấp trong khi tiền thanh toán cao, trong năm qua, trung bình mỗi thẻ BHYT bị bội chi 33.000 đồng. Với 36,7 triệu thẻ, số tiền thâm hụt lên đến hơn 1.200 tỷ. Gây hụt quỹ nhiều nhất là nhóm hưu trí mất sức, ưu đãi xã hội và tự nguyên nhân dân.

Một số ý kiến cho rằng thay vì quy định mức đóng tối đa 6% lương, nên xác định cụ thể đối tượng nào đóng mấy phần trăm. Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, chỉ nên đưa ra một mức tương đối, có trần tối đa để trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình quỹ BHYT mạnh hay yếu, Chính phủ có thể linh hoạt điều chỉnh.

Mức phí tăng mạnh trong khi số người được nhà nước hỗ trợ tiền mua thẻ lại nhiều thêm. Trong 24 đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, theo dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, chỉ có 4 phải tự đóng phí, số còn lại do ngân sách hoặc bảo hiểm xã hội đóng. Nhà nước cũng hỗ trợ tiền mua BHYT tự nguyện cho các hộ cận nghèo. Do đó, rất nhiều đại biểu lo ngại về khả năng "chịu đựng" của ngân sách.

Hiện Việt Nam có hơn 10 triệu người nghèo, gần 10 triệu trẻ dưới 6 tuổi, 6 triệu người già, 12 triệu người dân tộc thiểu số và vài triệu đối tượng chính sách. Tất cả họ đều được nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT. 

Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, dự kiến năm 2012, ngân sách sẽ phải chi 35.000 tỷ đồng hỗ trợ mua thẻ BHYT. Năm 2009, con số này là 20.000 tỷ đồng.

Trong số những người tham gia BHYT bắt buộc có cả học sinh sinh viên. Theo ông Vượng, nhiều học sinh sinh viên là con em nông dân. "Nếu một nhà nông nuôi 2 con học đại học ở thành phố thì dễ phải bán hết lúa để đóng học phí, tiền trọ, tiền ăn... Nay lại thêm khoản bắt buộc này nữa, dự tính khoảng 600-700 nghìn đồng/năm, liệu có đóng nổi không?".

Đây là lần đầu tiên, dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế được trình trước Thường vụ Quốc hội. Dự kiến văn bản này sẽ được hoàn thiện thêm để đưa trình Quốc hội vào tháng 4 tới.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Muốn công chức tốt thì phải đãi ngộ tốt!  (29/02/2008)
Bộ trưởng Tài chính: "Tôi như đang ngồi trên đống lửa"  (29/02/2008)
Mỹ vươn lên số một về đầu tư vào Việt Nam  (29/02/2008)
Điện cũng chuẩn bị tăng giá?  (28/02/2008)
Duy trì “sổ hồng”, “sổ đỏ” đến 2010  (28/02/2008)
Thành lập ngay tổ giám sát dịch cúm gia cầm tại cấp xã  (28/02/2008)
Thảo luận bốn dự án luật  (28/02/2008)
Ngày 6.5 khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII  (28/02/2008)
Nạn nhân da cam VN sắp gửi đơn tiếp tục vụ kiện  (28/02/2008)
Sẽ cho ngân hàng mất khả năng thanh toán vay vốn  (28/02/2008)
Bộ trưởng Tài chính: "Chính phủ sẽ giữ giá trong giới hạn"  (28/02/2008)
Sẽ tổ chức 2 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ không chính quy mỗi năm  (27/02/2008)
Ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động không được quá 12%/năm  (27/02/2008)
Cố phần hóa 3 công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí  (27/02/2008)
Cán bộ tổ chức xây dựng Đảng phải thực sự trong sạch, công tâm  (27/02/2008)