Thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
15:30', 13/3/ 2008 (GMT+7)

Lớp học vắng vì nhiều học sinh đã bỏ học. Ảnh: VNN

Tại cuộc họp giao ban với báo chí sáng 12.3, Bộ Giáo dục và Ðào tạo thông báo một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong thời gian qua.

Sáng 12.3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo tổ chức giao ban với các cơ quan thông tấn, báo chí.  Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp giao ban.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thông báo các nội dung lớn về giáo dục đã và đang triển khai. Ðáng chú ý, đến thời điểm này, ngành đã có tới 220 thỏa thuận được ký kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở đại học trong các nước nhằm đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội với tinh thần các doanh nghiệp là một trong bốn chủ thể (nhà trường, người học, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp) tham gia chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Với việc thành lập Trường đại học Việt  - Ðức, được Thủ tướng Chính phủ cho phép, có vốn vay của Tổ chức Ngân hàng thế giới, một số tổ chức quốc tế khác, lên tới khoảng 100 triệu USD. Ðây là trường đại học đầu tiên ở nước ta dạy theo chuẩn chất lượng quốc tế, do một giáo sư người Ðức làm hiệu trưởng, 80% số giảng viên là người Ðức, và dạy bằng tiếng Anh. Chăm lo cơ sở vật chất, phát triển  giáo dục đại học,  Bộ Giáo dục và Ðào tạo vừa làm việc với UBND hai thành phố lớn: Hà Nội, TP  Hồ Chí Minh và giải bài toán rất cơ bản, quy hoạch đất đai cho các trường đại học ở hai thành phố này (chiếm tới 71% số sinh viên cả nước)...

Nổi lên trong thời gian qua, một hiện tượng khiến dư luận xã hội quan tâm lo lắng là hàng trăm nghìn học sinh bỏ học. Tuy nhiên, trái ngược với thông tin báo chí, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, nếu so với những năm học trước, con số tuyệt đối, lẫn tỷ lệ học sinh THCS, THPT bỏ học so với tổng số học sinh cả nước năm nay 2007-2008 thực chất giảm hơn nhiều. Cụ thể, năm học 2003-2004: 558 nghìn em bỏ học (tỷ lệ 6,2%); 2004-2005: 580 nghìn (6,29%); 2005-2006: 625 nghìn (6,59%); 2006-2007: 186 nghìn (2%) và năm nay, 2007-2008: 106 nghìn (1,2%).

Ðại diện Vụ Giáo dục Tiểu học cũng cho biết: số học sinh tiểu học bỏ học năm nay: hơn 12.900 em (0,19%). Có 29 tỉnh, thành phố chỉ có một đến bốn học sinh bỏ học. 29 tỉnh, thành phố khác tỷ lệ học sinh bỏ học 0,05% - 0,65%; năm tỉnh, tỷ lệ này là 0,95% - 2%, và cao nhất, tỉnh  Kiên Giang, tỷ lệ này là 5,2% số học sinh bỏ học. Tính theo tỷ lệ hằng năm, thì năm học 2007- 2008, tỷ lệ học sinh bỏ học là thấp nhất (0,19%), nếu so với 2006-2007: 3,04%; 2005-2006: 3,33%...

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện tượng học sinh bỏ học, đại diện các vụ chức năng, trả lời nhiều câu hỏi của các cơ quan báo chí, cho biết nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm khắc phục hiện tượng này. Ðó là tập trung vào các giải pháp biên soạn tài liệu, chương trình, chỉ đạo kế hoạch dạy học linh hoạt, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, bên cạnh  giải pháp xã hội hóa giáo dục, kết hợp các ngành, các cấp, các bậc cha mẹ chăm sóc cả sức khỏe và động viên học sinh trở lại trường.

. Theo ND

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động USD  (13/03/2008)
Sẽ đánh giá lại toàn bộ sách giáo khoa!  (13/03/2008)
Bắt đầu căng thẳng điện mùa khô  (12/03/2008)
Năm 2012 có thể thực hiện BHYT toàn dân ?  (12/03/2008)
Tăng giá vé tàu hỏa từ ngày 15.3  (12/03/2008)
SCIC được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán  (12/03/2008)
Thành lập Ban Giám sát thị trường chứng khoán  (12/03/2008)
Kiềm chế lạm phát: Nâng giá đồng Việt Nam  (12/03/2008)
VN sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ  (12/03/2008)
Sẽ có công ty đền bù giải tỏa  (11/03/2008)
Ngày 28.5 thi tốt nghiệp THPT  (11/03/2008)
Đồng loạt tăng cước vận tải  (11/03/2008)
DN xuất khẩu kêu cứu do USD mất giá  (11/03/2008)
Pacific Airlines miễn vé máy bay cho trẻ dưới 2 tuổi  (11/03/2008)
IMF: “Việt Nam phải thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn dài”  (11/03/2008)