DN kêu lên Chính phủ khó khăn về tỷ giá, lãi suất
19:50', 14/3/ 2008 (GMT+7)

Ngân hàng không mặn mà chuyện mua vào USD.

Đồng USD tiếp tục mất giá, khan hiếm tiền đồng khiến việc vay vốn khó khăn, lãi suất cao... đang đẩy DN xuất khẩu vào hoàn cảnh khó khăn bị dồn nén từ nhiều phía. Nhiều DN lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, mục tiêu xuất khẩu năm 2007 có khả năng bị ảnh hưởng.

Để tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ DN xuất khẩu, Bộ Công thương đã có cuộc gặp gỡ để tổng hợp ý kiến các Hiệp hội ngành hàng phía Bắc về các giải pháp và hình thức hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hàng xuất khẩu. Được biết, một cuộc gặp gỡ với DN và đại diện DN ở phía Nam cũng được tổ chức vào chiều nay (14.3) ở TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Tại cuộc gặp, hai vấn đề nóng nhất mà các DN quan tâm là giá đồng USD ngày càng giảm so với VND, khiến cho DN thiệt thòi trong xuất khẩu. Đại diện các DN và hiệp hội cho biết, hiện tại, DN xuất khẩu thu USD về nhưng càng có nhiều USD lại càng lo. Thứ nhất là, đồng USD xuống giá, lô hàng càng lớn thì nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu hay thu gom trong nước đều chịu cảnh giá cả đầu vào lên cao. Trong khi đó, thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, một đồng USD so với trước đây DN đã mất mấy trăm VND.

Bên cạnh đó, việc bán USD cho các ngân hàng cũng khó khăn do tình trạng dư thừa ngoại tệ, ngân hàng không mặn mà chuyện mua vào. DN muốn bán USD để trả lương công nhân, tiếp tục mua nguyên liệu sản xuất thì phải chấp nhận một mức giá thỏa thuận thấp hơn cả biên độ dao động của quy định. 

Trong hoàn cảnh đó, nhiều DN đã ví mình đang bị dồn nén từ cả hai đầu, nếu tình trạng này kéo dài thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí mục tiêu xuất khẩu của từng DN và ngành hàng có thể bị tác động không tốt.

Một vấn đề khác mà các DN bức xúc là lãi suất đang lên quá cao, đại diện Hiệp hội Cà phê ca cao cho biết, hiện nay, có DN đã phải vay vốn tín dụng qua đêm lên tới 4%/tháng. Với mức lãi suất này của doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là cứ sản xuất là lỗ.

Các DN phản ánh, vốn vay tín dụng đang lên quá cao với mức 14%/năm. Trong khoảng một tuần nay, có những doanh nghiệp phải chấp nhận mức lãi 16%/năm, thậm chí có doanh nghiệp còn vay vốn tín dụng qua đêm với 4%/tháng. Mức lãi suất này thì làm gì có lãi, DN cố làm để hoàn thành hợp đồng và giữ uy tín với khách hàng.

Trao đổi với các DN, Thứ trưởng Bộ Công thương, Bùi Xuân Khu cho biết, sẽ tập hợp ý kiến đề xuất Thủ tướng tìm biện pháp hỗ trợ DN xuất khẩu. Trước mắt, sẽ đề xuất giải quyết các vấn đề bức xúc nhất là điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ hợp lý để DN xuất khẩu có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đề nghị các ngân hàng tăng cường cho vay xuất khẩu nhiều hơn.  Có thể Chính phủ nên chỉ đạo các ngân hàng quốc doanh thực hiện lãi suất ở mức hợp lý đối với các hợp đồng vay hàng xuất khẩu.

Được biết, trong ngày 14.3, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên sẽ có một cuộc họp quan trọng với các DN và Hiệp hội ngành hàng phía Nam về các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu.

Trước đó, Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gặp gỡ nhau bàn các biện pháp để giải quyết những bức xúc trên đây của DN.  Được biết, về phía Bộ Công thương đã kiến nghị NHNN yêu cầu và có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại mua toàn bộ ngoại tệ mà các doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu theo tỷ giá Nhà nước công bố; cũng như việc có biện pháp để tăng cho vay xuất khẩu. NHNN cũng cần có biện pháp xử lý các ngân hàng thương mại mua bán ngoại tệ thấp hơn mức tỷ giá công bố của NHNN…

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A ở người  (14/03/2008)
Sáu biện pháp bình ổn giá thuốc  (14/03/2008)
Cúm gia cầm - Diễn biến khó lường  (14/03/2008)
Giải bài toán tăng trưởng - lạm phát - nhập siêu  (14/03/2008)
Báo cáo nhân quyền của Mỹ đưa sai sự thật Việt Nam!  (14/03/2008)
Việt kiều sẽ được sở hữu nhà như người trong nước  (13/03/2008)
Thị trường thép: Cần chống việc tăng giá bất hợp lý  (13/03/2008)
Cắt điện ở nhiều điểm trên toàn quốc  (13/03/2008)
Sửa Luật Đất đai: Sẽ đưa đất trở lại giá trị thực?  (13/03/2008)
Phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may  (13/03/2008)
Thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học  (13/03/2008)
Bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động USD  (13/03/2008)
Sẽ đánh giá lại toàn bộ sách giáo khoa!  (13/03/2008)
Bắt đầu căng thẳng điện mùa khô  (12/03/2008)
Năm 2012 có thể thực hiện BHYT toàn dân ?  (12/03/2008)