Ngày 20.10, khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII
14:23', 4/10/ 2009 (GMT+7)

Theo Tờ trình của Văn phòng Quốc hội (VPQH) hôm qua, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII sẽ khai mạc ngày 20.10, bế mạc vào ngày 25.11.

Theo dự kiến tại phiên họp thứ 25 của UBTVQH (khai mạc ngày 15.10), sẽ cho ý kiến về các nội dung dự kiến bổ sung vào chương trình kỳ họp là dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sửa đổi bổ sung hai luật thuế, sửa đổi biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và dự luật an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, UBTVQH sẽ xem xét đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo gửi các ĐBQH về một số nội dung liên quan đến kết quả thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội từ cuối năm 2008 đến nay và chủ trương, các giải pháp về vấn đề này trong năm 2010;

Việc thực hiện đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế”; tình hình, kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo trong các năm qua và giải pháp đầu tư các nguồn lực thực hiện chương trình này trong thời gian tới.

Cũng theo VPQH, một số Đoàn ĐBQH và một số ĐBQH đề nghị Chính phủ báo cáo về việc triển khai thực hiện dự án bauxite ở Tây Nguyên, tình hình triển khai xây dựng cụm khí - điện - đạm Cà Mau, Công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về SGK

Sáng qua, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Dự luật bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong việc quy định tiêu chuẩn về sách giáo khoa (SGK), việc biên soạn, thẩm định, duyệt và quyết định chọn sách để sử dụng làm SGK.

Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho rằng việc bổ sung quy định trên vào Luật là cần thiết nhưng chưa đầy đủ và chặt chẽ. Ủy ban đề nghị quy định nội dung này vào Luật tiêu chuẩn về chương trình giáo dục và SGK, đồng thời giao cho Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định cụ thể, chặt chẽ về quy trình xây dựng chương trình giáo dục và biên soạn SGK…

Về các khoản thu trong nhà trường, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho biết, hiện nay còn tình trạng thu tùy tiện. Vì vậy cần quy định rõ hơn về khái niệm “học phí”, cân nhắc điều chỉnh quy định tại Điều 105 của Luật Giáo dục: “Ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”. “Thực tế việc lạm thu ở các trường vẫn tiếp tục diễn ra, với rất nhiều khoản đóng góp không kiểm soát được” - Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề Xã hội Trương Thị Mai nói.

Quy định bổ sung đề xuất phổ cập thêm một cấp nữa là giáo dục mầm non 5 tuổi (Luật hiện hành quy định chỉ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở) được nhiều Ủy viên UBTVQH tán thành.

. Theo TPO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bắt đầu bán hàng VN qua eBay  (02/10/2009)
Đăng ký xe máy phải nộp phí lưu hành tối đa 1,5 triệu đồng  (02/10/2009)
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Mỹ  (02/10/2009)
Kinh tế đã rõ xu hướng phục hồi  (02/10/2009)
Chủ tịch nước chúc mừng các cháu nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2009  (02/10/2009)
Không để dân đói sau bão lũ  (02/10/2009)
Mạng di động đầu tiên cung cấp 3G  (01/10/2009)
Miền Trung xin cứu trợ khẩn cấp  (01/10/2009)
Siêu âm chẩn đoán giới tính thai bị phạt tới 15 triệu đồng  (01/10/2009)
Việt Nam đã đặt mua 5 triệu liều vắc - xin phòng cúm A/H1N1  (01/10/2009)
74 người chết, hàng nghìn tỷ đồng thiệt hại  (01/10/2009)
Xăng giảm giá 500 đồng/lít từ 0h ngày 1.10  (01/10/2009)
Bão số 9: 48 người chết, mất tích, thiệt hại nặng  (30/09/2009)
Lũ dữ tiếp tục tấn công miền Trung - Tây Nguyên  (30/09/2009)
Kinh doanh xăng đang lãi trên 1.000 đồng mỗi lít  (30/09/2009)