Hàng Nhật nhiều hơn nhưng khó rẻ hơn
10:4', 5/10/ 2009 (GMT+7)

Người tiêu dùng chọn mua hàng Nhật tại cửa hàng Hachi Hachi (đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Các nhà nhập khẩu cho rằng Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) giúp hàng hóa Nhật vào thị trường VN đa dạng, phong phú thêm chứ giá khó giảm hơn.

Các nhà kinh doanh khẳng định việc đa dạng chủng hàng không phụ thuộc nhiều vào mức giảm thuế mà dựa trên nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Sẽ đa dạng hơn

The Gunze, một thương hiệu thời trang nội y Nhật, vừa công bố chiến lược phát triển tại khu vực châu Á bằng việc mở một showroom đầu tiên tại VN. Ngoài cửa hàng này, bốn cửa hàng khác sẽ được mở trên cả nước từ nay đến năm 2010. Sau hơn năm năm xuất hiện tại thị trường VN, thương hiệu nội y chiếm 40% thị phần Nhật này đã bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối độc lập ở VN để giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu.

Bà Vũ Tuyết Phương - giám đốc Công ty Hoa Tím, đơn vị phân phối nhãn hiệu The Gunze  - cho biết: “Không phải vì thuế suất giảm, mà chúng tôi thấy đây là thời điểm thích hợp để phát triển thị trường”.

Bà Nguyễn Thùy Trang, giám đốc kinh doanh hệ thống siêu thị hàng Nhật Daiso, cho biết từ nghiên cứu thông tư về VJEPA, công ty tìm thấy nhiều mặt hàng thực phẩm, dụng cụ gia đình... dù không giảm đến mức 0% nhưng cũng nhiều so với trước. “Đây chính là một trong nhiều điều kiện để chúng tôi mở rộng thêm 90.000 mã hàng đang luân phiên có mặt tại hệ thống”, bà Trang nói.

Theo kế hoạch, trong tháng 11 Daiso sẽ có thêm hai siêu thị đồng giá tại TP.HCM, nâng tổng số siêu thị đồng giá của hệ thống Daiso ở VN lên sáu. Tuy nhiên, sẽ không còn đồng giá 30.000 đồng như hiện nay mà tăng lên 35.000 đồng do áp lực tỉ giá.

Trong kế hoạch phát triển sắp tới, ông Nguyễn Thời Hồ Nhật - giám đốc Công ty TNHH Việt Hạ Chí, chủ hệ thống cửa hàng Hachi Hachi chuyên bán hàng nhập khẩu từ Nhật - cho biết ngoài việc mở rộng thêm mã hàng để đáp ứng thị hiếu ngày một tăng của thị trường, sắp tới công ty còn nhập thêm mặt hàng gia dụng Nhật cao cấp. “Giá sẽ đắt hơn so với hàng đồng giá 30.000-40.000 đồng nhưng hiện đang là thời điểm tốt để gia tăng cơ cấu mặt hàng trong siêu thị vì nhiều người rất thiện cảm với hàng Nhật” - ông Nhật phân tích.

Chưa giảm bao nhiêu

Nhiều người cho rằng với hiệp định này, hàng hóa Nhật vào VN sẽ rẻ hơn nhưng nhà nhập khẩu khẳng định “không rẻ hơn”. “Phần lớn nhóm hưởng thuế suất 0% là nhóm nguyên liệu sản xuất, công cụ phục vụ nghiên cứu... Một vài mặt hàng tiêu dùng thuế có giảm, nhưng theo lộ trình từ 2010-2012 mức giảm lại không đáng kể nên không tạo được sự thay đổi lớn về giá cả” - ông Hồ Nhật khẳng định.

Một yếu tố khác nữa là để hưởng được thuế suất từ hiệp định trên còn đòi hỏi hàng đó phải xuất xứ từ Nhật hoặc phần trăm tỉ lệ “Nhật hóa”. Trong khi các thương hiệu Nhật đều đặt gia công tại nước ngoài sau đó nhập về Nhật, từ đây hàng hóa mới đi các nước khác nên không dễ để chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Đối với các sản phẩm nghe nhìn điện tử, theo đại diện Sony Electronics VN, lộ trình giảm và tiến đến miễn thuế khá dài, từ 5-10 năm, tùy theo từng chủng loại. Mức thuế giảm sẽ được chia đều bình quân theo từng năm. “Việc giảm thuế theo VJEPA ảnh hưởng không nhiều đến giá bán lẻ, vì giá thành sản phẩm ngoài mức thuế nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tỉ giá đồng ngoại tệ, khuyến mãi, chi phí vận chuyển...” - đại diện Sony Electronics VN khẳng định.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng điện tử, điện máy gia dụng cho rằng VJEPA chưa hấp dẫn với giới kinh doanh bởi cơ cấu nhập khẩu từ Nhật chiếm tỉ lệ rất ít trong rổ hàng kinh doanh.

Ông Nguyễn Minh Thư, phó tổng giám đốc hệ thống Trung tâm điện máy - nội thất Thiên Hòa (TP.HCM), cho biết gần 85% hàng điện máy, điện tử gia dụng đang kinh doanh tại thị trường TP.HCM được sản xuất trong nước, số còn lại được nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN, hoặc nhà máy của các doanh nghiệp Nhật đầu tư tại các nước ASEAN sản xuất. Tỉ lệ nhập khẩu các mặt hàng trực tiếp từ Nhật hoặc được sản xuất tại chính nước Nhật chỉ chiếm 3-4%. “Chỉ một số mặt hàng cao cấp như tivi LED được nhập thẳng từ Nhật, còn lại rất ít mặt hàng điện tử nhập thẳng từ Nhật” - ông Thư chia sẻ.

Đặc biệt, những mặt hàng thuộc loại “độc, không đụng hàng”, giới kinh doanh cho hay rất khó nhập khẩu trực tiếp từ Nhật để bán bởi đa số đều ghi bằng tiếng Nhật, nguồn điện 110V và giá đắt hơn 3-4% nên có muốn tận dụng mức thuế ưu đãi theo VJEPA cũng rất “khó nhai”.

Tivi, máy tính... thuế giảm không đáng kể

Đối với mặt hàng tivi, thuế nhập khẩu cơ bản hiện 40%, từ 1-10-2009 mức thuế này chỉ còn 36%, được giảm 4% và tiếp tục giảm đều trong vòng chín năm để đến 0% vào năm 2017. Với máy quay phim, máy chụp hình kỹ thuật số mức thuế được giảm 2% kể từ đầu tháng 10-2009, từ 10% xuống còn 8%, và sẽ giảm tiếp trong năm năm nữa để đến năm 2013 còn mức 0%. Tương tự, từ đầu tháng.

10-2009, máy tính xách tay nhập từ Nhật cũng được giảm từ 10% xuống còn 8%, đầu DVD từ 40% xuống 36%, máy MP3 từ 30% còn 28% ...và lộ trình cắt giảm của các mặt hàng này sẽ chỉ còn 0% lần lượt các năm 2012, 2017 và 2024.

. Theo TTO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhập quốc tịch Việt Nam phải đủ 3 điều kiện  (05/10/2009)
Siêu bão Parma đi vào biển Đông  (05/10/2009)
Khởi công dự án đường cao tốc Bắc Nam  (04/10/2009)
Tai nạn giao thông thảm khốc, 8 người chết, 21 người bị thương nặng  (04/10/2009)
Ngày 20.10, khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII  (04/10/2009)
Bắt đầu bán hàng VN qua eBay  (02/10/2009)
Đăng ký xe máy phải nộp phí lưu hành tối đa 1,5 triệu đồng  (02/10/2009)
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Mỹ  (02/10/2009)
Kinh tế đã rõ xu hướng phục hồi  (02/10/2009)
Chủ tịch nước chúc mừng các cháu nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2009  (02/10/2009)
Không để dân đói sau bão lũ  (02/10/2009)
Mạng di động đầu tiên cung cấp 3G  (01/10/2009)
Miền Trung xin cứu trợ khẩn cấp  (01/10/2009)
Siêu âm chẩn đoán giới tính thai bị phạt tới 15 triệu đồng  (01/10/2009)
Việt Nam đã đặt mua 5 triệu liều vắc - xin phòng cúm A/H1N1  (01/10/2009)