ADB: Việt Nam đã ứng phó rất tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
15:40', 9/10/ 2009 (GMT+7)

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa chính thức công bố bản Báo cáo cập nhật về Triển vọng phát triển Châu Á năm 2009 (Asian Development Outloonk – ADO 2009) đề cập đến nền kinh tế Việt Nam. Bản báo cáo này cho biết: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh.

Bản báo cáo ADO 2009 nhấn mạnh, Việt Nam đã ứng phó rất tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ Chính phủ đã thực hiện tốt các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 4,7%, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Lào (5,5%).

Theo Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dường như đã thoát đáy nguy hiểm trong nửa đầu năm 2009; song khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế bắt đầu, những quan ngại cũng dần gia tăng do sức ép lạm phát xuất hiện trở lại vì giá tiêu dùng thế giới tăng vọt và mức tăng nhanh của cung tiền.

Bên cạnh những thành công thì đi liền với nó là những rủi ro. Đã có những dấu hiệu về sự trở lại của lạm phát. Nguyên nhân bắt nguồn từ giá tiêu dùng thế giới cao hơn do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và sự gia tăng nhanh của cung tiền trong nước. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam đã giảm mạnh từ đầu năm 2009 đến nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực. Dự kiến năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sẽ khoảng 6,8%. Trong khi tính trung bình các nước Đông Nam Á chỉ tăng khoảng 2,5%. Còn tính chung các nước đang phát triển ở Châu Á sẽ tăng khoảng 1,5%.

Bản báo cáo cho rằng để hạn chế nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đang quản lý chặt chẽ hơn ngoại tệ. Việc thiếu ngoại tệ trong thị trường chính thức đã làm giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái tại chợ đen vẫn ở mức cao. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, dẫn tới việc thanh toán gián tiếp đối với trao đổi ngoại tệ tăng lên trong thị trường chính thức, và làm tổn thương môi trường kinh doanh. Hơn nữa, tình trạng khan hiếm ngoại tệ đã làm nảy sinh kỳ vọng phá giá và đặt sức ép phá giá đồng Việt Nam trên chợ đen.

Số dư tài khoản vốn của Việt Nam cũng chuyển biến từ tình trạng thặng dư thành thâm hụt do có sự suy giảm của dòng FDI chảy vào và dòng chảy ra của đầu tư gián tiếp cũng như vốn ngắn hạn. Cán cân thanh toán chung bị thâm hụt và tổng dự trữ chính thức đã giảm xuống 17,6 tỷ USD vào cuối tháng 6.2009, từ 23 tỷ USD cuối năm 2008. Theo dự báo của ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt mức 6,5%. Lạm phát  dự kiến  sẽ vào khoảng 8,5%.

. Theo ĐCSVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kỷ niệm trọng thể 55 năm giải phóng thủ đô (10.10.1954-10.10.2009)  (09/10/2009)
Thi tốt nghiệp năm 2010: Bỏ phần đề riêng  (09/10/2009)
Chủ động ứng phó diễn biến phức tạp của bão số 10  (09/10/2009)
Xử phạt 3 bị cáo "tuyên truyền chống Nhà nước"  (08/10/2009)
Tiếp tục nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế  (08/10/2009)
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai để phát triển  (08/10/2009)
Từ ngày 10.10: Tổng kiểm soát xe ô tô khách trên địa bàn cả nước  (08/10/2009)
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững của mỗi quốc gia  (08/10/2009)
Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân vùng bị bão lụt  (07/10/2009)
Đỉnh dịch cúm A (H1N1) tại VN sẽ vào tháng 11  (07/10/2009)
Lũ quét kinh hoàng ở Bình Thuận  (07/10/2009)
Bão số 9 mạnh nhất trong 40 năm qua  (07/10/2009)
Việt Nam tăng 5 bậc về chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin toàn cầu  (07/10/2009)
Đề nghị tiếp tục giãn thuế thu nhập doanh nghiệp  (06/10/2009)
Váy đồng phục của nữ sinh phải dài trùm quá gối  (06/10/2009)