Khai mạc Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai
9:28', 13/11/ 2009 (GMT+7)

Với chủ đề “Âm vang cồng chiêng và sức sống Tây Nguyên”, chương trình khai mạc Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 đã diễn ra vào 20 giờ ngày 12.11 tại Quảng trường 17-3, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Tham gia lễ khai mạc có các đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, đại diện UNESCO tại Việt Nam và nhiều đại biểu quốc tế. Đến với lễ khai mạc còn có 25 đoàn cồng chiêng trong nước và khoảng 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn.

 

Màn trình diễn lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong đêm khai mạc.

 

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Hà Thị Khiết nhấn mạnh: “Trong kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam và Đông Nam Á có di sản văn hóa cồng chiêng. Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng không chỉ là tài sản vô giá của Tây Nguyên mà còn của nhân loại. Vì thế, chúng ta phải bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này để thông qua đó gửi một thông điệp hòa bình đến với bạn bè quốc tế”.

Trong đêm khai mạc, sân khấu Quảng trường 17-3 với hình ảnh nhà rông, chiêng đồng… mang bản sắc Tây Nguyên đã toát lên vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất này. Các tiết mục được diễn ra trên nền âm thanh chủ đạo là tiếng cồng chiêng, phối hợp cùng các điệu nhạc mang âm hưởng đặc trưng của đại ngàn Tây Nguyên.

Sau tiết mục khai mạc là hình ảnh các thiếu nữ Tây Nguyên trong trang phục dân tộc Gia Rai trong lao động sản xuất. Cùng lúc, ở sân khấu đại cảnh là hình ảnh của rừng cây, miền đất đỏ, đồng lúa qua phần minh họa của 300 diễn viên quần chúng. Hình ảnh 11 dân tộc Tây Nguyên có không gian văn hóa cồng chiêng được công nhận di sản văn hóa được khắc họa hài hòa, sống động.

Không gian văn hóa cồng chiêng được thể hiện rõ nét với hình ảnh hàng ngàn chiếc chiêng qua các điệu múa, các bản nhạc hòa tấu cồng chiêng cùng phần múa tái hiện lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, mừng lúa mới…

Với sự tham gia của lực lượng hùng hậu hơn 3.000 diễn viên quần chúng, các đoàn nghệ nhân tại Tây Nguyên và các đội cồng chiêng đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sân khấu luôn tạo thành một không gian rộn rã và nồng ấm. Các nghệ nhân cồng chiêng 5 nước bạn: Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines trong những bộ trang phục truyền thống diễn tấu những giai điệu cồng chiêng giữa âm vang đại ngàn Tây Nguyên đem đến cho đêm khai mạc đậm sắc màu quốc tế. 

. Theo SGGPO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
1,2 triệu liều vắcxin A/H1N1 cho phụ nữ có thai  (12/11/2009)
Việt Nam thành công trong cắt giảm đói nghèo  (12/11/2009)
Năm 2010, Quốc hội sẽ giám sát việc thành lập trường và chất lượng giáo dục đại học  (12/11/2009)
Nhà nước ra tay, giá vàng tụt áp  (12/11/2009)
Xả lũ ồ ạt vì “mù” thông tin  (12/11/2009)
Chuyên gia Thụy Sĩ đánh giá khả quan về thị trường chứng khoán Việt Nam  (12/11/2009)
Rút ngắn thời gian giải quyết khiếu nại về bưu gửi  (11/11/2009)
Tăng như bão, giá vàng vượt mốc 29 triệu đồng/lượng  (11/11/2009)
Điều gì đang xảy ra với vàng?  (11/11/2009)
Được chọn phần đề riêng thích hợp để làm bài. Bỏ quy định xếp thí sinh theo ban  (11/11/2009)
Vì một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh hướng về đất nước  (11/11/2009)
Lao động thất nghiệp giảm mạnh  (10/11/2009)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không xả lũ thủy điện miền Trung sẽ nguy hiểm hơn nhiều  (10/11/2009)
Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm  (10/11/2009)
Vàng bị “thổi giá”  (10/11/2009)