Nhiều ngân hàng đua tăng lãi suất lên trên 9%
14:18', 4/5/ 2009 (GMT+7)

Ngân hàng tăng lãi suất để chuẩn bị vốn cho các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất.

Cùng với việc tăng lãi suất, các ngân hàng đã bắt đầu áp dụng trở lại các chương trình khuyến mãi khá rầm rộ sau một thời gian im ắng. Việc áp dụng khuyến mãi được các ngân hàng hy vọng sẽ thu hút thêm khách trong điều kiện chưa thể liên tục tăng lãi suất cao.

Không rầm rộ nhưng các ngân hàng đang tăng lãi suất huy động khá mạnh, nhằm đảm bảo nguồn vốn cho những đợt giải ngân sắp tới, khi các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất tiếp tục được đẩy mạnh.

Đáng chú ý nhất trên thị trường huy động hiện nay là sản phẩm “Tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+”, chỉ áp dụng trong vòng 2 tháng (từ 2.4 – 2.6) của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), với lãi suất lên tới 9,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; mức lãi suất cộng thưởng có thể thêm 0,25%/năm.

Trước đó, chính SHB cũng là một trong những ngân hàng tăng lãi suất mạnh nhất khi đưa lãi suất huy động bình thường lên đến 8,8%, vượt qua đỉnh 8,7% mà Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín vừa thiết lập cách đó chưa đầy một tuần từ cuối tháng 4.

Không chỉ các ngân hàng cổ phần, một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (VietinBank)… cũng đã bước vào cuộc đua lãi suất cao với nhiều hình thức. VietinBank vừa phát chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cũng đã lên tới 9% kỳ hạn 36 tháng thuộc hàng cao nhất hiện nay.

Cùng với việc tăng lãi suất, các ngân hàng đã bắt đầu áp dụng trở lại các chương trình khuyến mãi khá rầm rộ sau một thời gian im ắng. Việc áp dụng khuyến mãi được các ngân hàng hy vọng sẽ thu hút thêm khách trong điều kiện chưa thể liên tục tăng lãi suất cao.

Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) có chương trình “Cào trúng ngay, quà trao tay” dành cho các đối tượng khách hàng tham gia gửi tiết kiệm có kỳ hạn với gần 1 tỷ đồng tiền giải thưởng. Lãi suất của chương trình này cũng đã được đẩy lên 9,3%/năm kỳ hạn 48 tháng, 9,2%/năm kỳ hạn 36 tháng, 8,15%/năm kỳ hạn 12 tháng. 

Trong khi đó,  ABBANK lại hy vọng hấp dẫn người gửi tiền với dòng sản phẩm tiết kiệm “Tích luỹ cho tương lai” vừa có lãi tiết kiệm cao, vừa được bảo hiểm nhân thọ và không bị mất tiền khi rút vốn trước hạn.

Với sản phẩm này, khách hàng nộp tiền nhiều định kỳ phù hợp với mức thu nhập. Kỳ hạn gửi được tính theo năm, từ 2 - 10 năm. Số tiền gửi tích lũy tối thiểu mỗi định kỳ là 300.000VND hoặc 20USD. Đặc biệt, khách hàng sẽ được ABBANK tặng 100% phí bảo hiểm nhân thọ với số tiền bảo hiểm tối đa lên đến 2,4 tỷ đồng.

Việc tăng lãi suất cũng đã phản ánh lên thị trường liên ngân hàng khi lãi suất giao dịch bình quân bằng VND có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn, đáng chú ý là ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất đã chạm tới mốc 9%/năm.

Điểm đáng chú ý là điều chỉnh lãi suất lần này của các ngân hàng tập trung ở các kỳ hạn dài; những biến động lớn chủ yếu có ở các kỳ hạn trên 12 tháng; lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống tương đối ổn định, xoay quanh mức 8%/năm, một số thành viên áp từ 8,4% - 8,5%/năm.

Các ngân hàng cho biết, việc điều chỉnh lãi suất tập trung cho các kỳ hạn dài hiện nay là sự nắm bắt xu hướng trở lại của lạm phát, từ yêu cầu vốn trong và dài hạn cho hoạt động giải ngân hỗ trợ doanh nghiệp theo chương trình kích cầu của Chính phủ…

Hơn nữa, việc tăng lãi suất gần như là bắt buộc khi việc huy động vốn tại các thị trường lớn Hà Nội và Tp.HCM suốt quý I tăng rất thấp và thậm chí còn giảm khi lãi suất xuống ở mức không còn hấp dẫn. Trong khi đó, các thị trường đầu tư khác như vàng, chứng khoán và USD lại sôi động lên và thu hút nguồn vốn khá lớn.

Trước tình hình hiện nay, khi các ngân hàng đang chuẩn bị nguồn vốn lớn để giải ngân theo các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, nhất là chương trình hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nên cuộc đua lãi suất tiếp tục được dự đoán là sẽ mở rộng hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng.

Tuy nhiên, trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản, thì các ngân hàng lại tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn lãi suất cao để chủ yếu cho vay các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Điều này dẫn tới tình trạng huy động cao nhưng cho vay thấp.

Vấn đề không thể không đặt ra là, vốn huy động cao tập trung cho vay hỗ trợ lãi suất nhưng khi hết hỗ trợ lãi suất với nền đầu vào cao thì các DN và ngân hàng sẽ ứng phó thế nào và liệu có xảy ra một cú sốc khi các DN phải chấp nhận một mức lãi suất tăng cao đột ngột.

Còn các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn với nguồn dư nợ lớn cũ và các DN có thể sẽ tính toán lại khi vay vốn mới mà không còn hỗ trợ lãi suất.

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hơn 4.700 tỷ đồng hỗ trợ người lao động 61 huyện nghèo xuất khẩu lao động  (04/05/2009)
Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng  (04/05/2009)
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh: Dân “lơ là”, cơ quan “ngán ngại”  (04/05/2009)
Hôm nay, 4.5: Chính phủ họp thường kỳ tháng 4  (04/05/2009)
Bão số 1 đổ bộ vào Trường Sa  (04/05/2009)
Đầu tư chứng khoán, có khi cần… đơn giản   (03/05/2009)
Đà Nẵng hoàn thành việc bổ nhiệm lãnh đạo   (03/05/2009)
Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Nam Trung Bộ   (03/05/2009)
Triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về khai thác bauxite  (01/05/2009)
Đại dịch cúm heo A/H1N1 lên mức cảnh báo cấp 5: Các bộ, ngành phải có ngay kế hoạch ứng phó đại dịch  (01/05/2009)
Nhiều thay đổi quan trọng về chính sách từ 1.5  (01/05/2009)
Đi chơi lễ 30.4,1.5: Quá tải và ùn tắc  (01/05/2009)
Chặn nguy cơ tăng giá theo tăng lương  (29/04/2009)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Chủ động phòng ngừa dịch cúm lợn A (H1N1), bảo vệ sức khỏe nhân dân  (29/04/2009)
Vốn ngoại sẽ trở lại với chứng khoán  (29/04/2009)