Các ngân hàng tăng lãi suất tiền Việt
14:24', 4/6/ 2009 (GMT+7)

Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đang biến động liên tục với hai chiều trái ngược nhau. Trong khi lãi suất VND đang tăng nóng, thì với USD lại giảm mạnh ở cả lĩnh vực huy động và cho vay.

Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa thông báo điều chỉnh lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn, mức tăng khá mạnh, từ 0,1% - 0,3%/năm. Lãi suất huy động VND của VIB ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã vượt mức 8%/năm; kỳ hạn 36 tháng lên 8,3%/năm.

VIB triển khai tặng lãi suất đối với khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng sẽ tặng lãi suất thưởng từ 0,3%/năm tới 0,45%/năm với kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Chính sách này đã đưa lãi suất thực nhận lên 9,3%/năm ở kỳ hạn 24 tháng và 9,55%/năm với kỳ hạn 36 tháng.

Đặc biệt, mức lãi suất cao nhất hiện nay được xác định ở 9,8%/năm, kỳ hạn 36 tháng của Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank). Đây có thể xem là đỉnh lãi suất trên thị trường hiện nay.

Trong tuần qua, hàng loạt ngân hàng đã liên tiếp điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng Đông Nam Á áp dụng lãi suất đối với tiết kiệm bậc thang, lãi suất huy động VND 3 tháng từ 7,8% - 8,04%; 6 tháng từ 8,1% - 8,34%; 9 tháng từ 8,4% - 8,64%; 12 tháng từ 8,55% - 8,79%; 18 tháng từ 8,7% - 8,94%; 24 tháng từ 9,0% - 9,24%/năm...

Danh sách tăng lãi suất gần đây gần như có đủ các ngân hàng như Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Việt Nam Thương tín… Mức tăng thấp nhất là 0,1% và cao nhất gần 1%.

Lãi suất cơ bản hiện nay là 7%, cho vay ra tối đa là 10,5%. Với khoảng cách đầu vào, đầu ra 0,5%, tất nhiên là các ngân hàng rất khó có thể kiếm lãi. Điều họ mong chờ hiện nay là giải ngân số vốn lớn thông qua các chương trình kích cầu của Chính phủ.

Đây là các khoản vay khá an toàn vì DN chỉ phải trả lãi suất thấp và ngân hàng được nhận một phần lãi từ ngân sách cấp bù... Tuy lợi nhuận ít, nhưng an toàn cao và số lượng lớn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất cao nhất lên tới 16,5%/năm, cũng như kinh doanh vốn trên các thị trường khác để kiếm lãi bù vào. Tuy nhiên, không loại trừ tâm lý nhiều ngân hàng đang hy vọng lãi suất cơ bản tăng lên vào cuối năm.

Hiện nay, nếu vay vốn bằng VND sau khi trừ mức hỗ trợ 4%/năm (nếu nằm trong diện được hỗ trợ) thì DN chỉ phải trả mức lãi vay cao nhất 6,5%/năm mà không lo ngại rủi ro về biến động tỉ giá.

Nếu vay USD theo lãi suất lúc chưa giảm cũng lên đến 4 - 5%, mức chênh lệch lãi suất không lớn mà phải chịu biến động tỷ giá, nên không mấy ai muốn vay. Giảm lãi suất chính là cách giúp ngân hàng giải quyết được bài toán vốn USD đang dư thừa.

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Từ ngày 2.7, thêm 4 đường hàng không nội địa mới  (04/06/2009)
Sớm sửa Luật Đất đai, Luật Ngân sách nhà nước; thông qua Luật Báo chí sửa đổi; xây dựng pháp lệnh về tiếng Việt  (04/06/2009)
Kinh tế Việt Nam tháng 5: Hồi phục tích cực  (04/06/2009)
Tuyến vận tải container trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ  (04/06/2009)
Kỷ luật phòng thi chưa nghiêm  (04/06/2009)
Hơn 170 câu chất vấn chờ Chính phủ  (04/06/2009)
Không thể biện minh cho việc quản lý lỏng lẻo  (03/06/2009)
Gần 4.500 thí sinh bỏ thi trong ngày đầu tiên  (03/06/2009)
Thí sinh: đề môn Địa lý dài và dễ  (03/06/2009)
Bệnh nhân H1N1 đầu tiên ở VN đã khỏi  (03/06/2009)
Tăng học phí, nhưng phải tiết kiệm  (03/06/2009)
Triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm A/H1N1  (03/06/2009)
Việt Nam đạt 8 mục tiêu quan trọng  (03/06/2009)
Cho phép doanh nghiệp khai thác được chuyển vàng sơ chế về Việt Nam  (02/06/2009)
Lo tác động đến thị trường bất động sản  (02/06/2009)