Sáng nay, 16.6, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Cơ yếu
Có chính sách thỏa đáng cho người làm cơng tác cơ yếu
14:24', 16/6/ 2009 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Văn Tuấn phát biểu sáng 16.6

Sáng nay, 16.6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Cơ yếu, gồm 5 chương, 38 điều, quy định về hoạt động cơ yếu; nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức của cơ yếu Việt Nam và chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung quản lý hoạt động mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước; vấn đề quản lý nhà nước về công tác cơ yếu và mô hình tổ chức của cơ yếu Việt Nam từ Trung ương xuống cơ sở; Chính sách cụ thể đối với những người làm công tác cơ yếu không phải là lực lượng vũ trang…

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, hiện nay, Luật An ninh quốc gia và Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước hiện hành giao Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật Nhà nước; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, nay giao thêm Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu cũng thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, như vậy là có sự chồng chéo. Vì thế đề nghị chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ về một trong hai bộ là Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.

Ý kiến khác lại đề nghị nên để Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan độc lập thuộc Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng, chức năng quản lý Bộ, ngành liên quan đến bảo mật thông tin, nên cân nhắc giao cho Bộ Công an, nếu giao cho đơn vị khác có thể gây ra sự chồng lấn.

Cũng có ý kiến phát biểu cho rằng, hiện nay, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Trung ương Đảng đều có bộ phận cơ yếu. Vì thế không nên để cơ quan quản lý nhà nước về cơ yếu là một trong số các cơ quan này (Bộ quản lý Bộ) mà nên để Bộ Nội vụ quản lý cơ yếu. Khi gặp một số vấn đề cụ thể thuộc về chuyên môn thì Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ giải quyết.

Nhưng về cơ bản, các phát biểu sáng nay cho rằng, nên giao cho Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng là hợp lý hơn.

Vấn đề chính sách cho người làm công tác cơ yếu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo một số đại biểu, người làm cơ yếu thuộc ngành nào thì hưởng chế độ, chính sách theo ngành ấy chứ không hưởng theo chính sách của công an, quân đội.

Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, trên 70% những người làm cơ yếu là thuộc công an và quân đội. Trong một môi trường làm việc, lao động tương tự nhau thì không cần thiết phải phân chia chế độ ra thành nhiều loại. Thực tế công việc của những người làm cơ yếu rất vất vả. Nhiều phụ nữ đã lớn tuổi mà không xây dựng gia đình được vì không có điều kiện tiếp xúc với nhiều người, cơ chế ràng buộc trong ngành rất lớn, nhiều khi tìm được người bạn đời phù hợp nhưng lý lịch lại không tương thích nên phải hy sinh việc riêng. Vì vậy, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu cần thỏa đáng. Đó là chưa kể, cần có chính sách để thu hút người giỏi vào lĩnh vực này. ĐB Lê Thị Mai, Hải Phòng cho rằng, không nên cào bằng đối với chính sách cơ yếu.

Khi thảo luận về dự thảo Luật này, một số ý kiến cũng nêu dự thảo luật cũng cần quy định rõ, có chế tài chặt chẽ hơn về việc xử lý những người làm cơ yếu vi phạm, làm lộ thông tin bí mật quốc gia. ĐB Nguyễn Hùng Cường (Nghệ An) nói, trong bối cảnh hiện nay bảo vệ quốc gia đặt ra.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Nóng vội, không xong!  (16/06/2009)
Bệnh nhân thứ 26 nhiễm cúm A/H1N1  (16/06/2009)
Hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam đã thông xe  (16/06/2009)
Tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu  (15/06/2009)
20.000 tỷ đồng kích cầu nhờ giảm thuế  (15/06/2009)
Cần có thêm các quy định bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân  (15/06/2009)
Hàng hóa tăng giá theo xăng  (15/06/2009)
Trao giải Cúp vàng văn hóa doanh nghiệp và doanh nhân thành đạt năm 2009  (15/06/2009)
Phát động thi đua kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội  (15/06/2009)
Bắt khẩn cấp Lê Công Định do có những hoạt động chống Nhà nước  (14/06/2009)
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam  (14/06/2009)
Hàng loạt ngân hàng lãi lớn  (12/06/2009)
Nóng bỏng các vấn đề về thương mại, học hành thi cử  (12/06/2009)
Không nên đánh bắt cá ở vùng biển còn tranh chấp   (12/06/2009)
Tăng giá điện nhưng Nhà nước vẫn bù lỗ khoảng 30%   (12/06/2009)