Từ 1.7: kiều bào phải đăng ký giữ quốc tịch gốc
9:49', 30/6/ 2009 (GMT+7)

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nâng cốc chúc mừng Năm Mới 2009 kiều bào tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Với Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1.7 tới, kiều bào sinh sống tại nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực.

Ai còn, ai mất?

Theo điều 2, khoản 13, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước ngày Luật nói trên có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật có hiệu lực, kiều bào phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Theo Bộ Tư pháp, việc phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là giải pháp cụ thể để Nhà nước có thể xác định được những ai trong số hơn 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn muốn giữ quốc tịch Việt Nam, qua đó xác định rõ tình trạng quốc tịch của họ, tạo điều kiện để làm tốt công tác quản lý về quốc tịch, thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân định cư ở nước ngoài.

Ước tính khoảng 70% số kiều bào đang định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam. Cùng với quy định về đăng ký giữ quốc tịch, Luật cũng có những quy định về không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

Có ngoại lệ 2 quốc tịch

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, Nhà nước quy định nguyên tắc một quốc tịch, tức công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, nếu đã nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài.

Tuy nhiên, luật cũng quy định "mềm dẻo", cho phép những trường hợp "ngoại lệ" có thể có đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài và những trường hợp này được Chủ tịch nước cho phép khi xin nhập quốc tịch.

Những trường hợp ngoại lệ bao gồm những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, và người có lợi cho Nhà nước Việt Nam.

So với Luật quốc tịch cũ, Luật mới sắp có hiệu lực có nhiều quy định mới, thông thoáng hơn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật có hiệu lực, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam cũng sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định. 

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khôi phục tăng trưởng  (30/06/2009)
Ngày 4 và 5.7: Thi đại học đợt 1  (29/06/2009)
Dự báo nền kinh tế nước ta trong nửa cuối năm 2009 sẽ có chuyển biến tích cực  (29/06/2009)
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười BCH Trung ương Đảng (khoá X)  (29/06/2009)
Việt Nam vẫn là một thị trường đầu tư hấp dẫn  (29/06/2009)
"Bản đồ cúm" thêm Đà Nẵng, Hà Nội gia tăng bệnh nhân  (29/06/2009)
Việt Nam lần đầu tiên tự đóng giàn khoan di động  (28/06/2009)
Hơn 700 triệu USD xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2  (28/06/2009)
Ngày Gia đình VN 28.6: Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa gia đình  (28/06/2009)
Chưa kê khai giảm trừ gia cảnh sẽ bị khấu trừ thuế  (26/06/2009)
Mít tinh hưởng ứng Ngày phòng, chống ma túy (26.6)  (26/06/2009)
PVEP tiếp tục mở rộng khai thác mỏ Đại Hùng  (26/06/2009)
Xuất hiện ca 3 cúm A (H1N1) đầu tiên tại Thừa Thiên Huế  (26/06/2009)
Chưa tổ chức thi "2 trong 1" vào năm 2010  (26/06/2009)
Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam lần thứ II  (26/06/2009)