Chưa giảm giá xăng dầu: Vì sao?
10:40', 16/7/ 2009 (GMT+7)

Dù giá dầu thô, giá xăng dầu thành phẩm giảm, không có DN nào đề nghị giảm giá xăng dầu.

Giá dầu thô thế giới xuống thấp, giá xăng dầu thành phẩm cũng xuống thấp. Tuy nhiên ngày 15.7, tại thị trường trong nước, không doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào đề nghị giảm giá bán lẻ; trong khi liên bộ Tài chính - Công Thương công bố: Chưa giảm giá bán lẻ xăng dầu. Vì sao?

DN vừa lỗ nặng, vừa.. nợ đìa

Dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhận rằng: Đây là thông tin không vui đối với thị trường và người tiêu dùng (NTD). Điều đó cũng có nghĩa là DN vẫn duy trì mức giá bán lẻ xăng dầu như hiện nay là: Xăng A92 bán giá 14.200đ/lít, dầu hỏa có giá 13.650đ/lít, dầu madút giá 10.500đ/kg và diesel giá 12.100đ/lít. Cùng với việc chưa giảm giá, liên bộ Tài chính - Công Thương cũng giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành là: Xăng chịu thuế 20%; diesel chịu thuế 20%; dầu hỏa chịu thuế 30% và madút chịu thuế 25%.

Theo liên bộ, một trong những lý do chính của việc chưa giảm giá mặt hàng này là bởi cần duy trì mức giá tương ứng có thể để chống buôn lậu. Cụ thể nếu giảm giá hơn nữa, sự chênh lệch rẻ hơn của giá xăng dầu trong nước hiện nay sẽ tạo động lực để gian thương buôn lậu ra các thị trường lân cận có mức giá cao hơn. Theo công bố này, giá xăng Việt Nam đang thấp hơn từ 376,5đ - 5.647,6đ/lít tùy theo mỗi nước. Giá diesel cũng thấp hơn các nước lân cận từ 1.191đ - gần 5.000đ/lít.

Tuy nhiên, có hai lý do khác "nặng ký" hơn là việc các DN hiện nay vẫn đang lỗ nặng; đồng thời còn nợ ngân sách lượng tiền rất lớn. Cụ thể, theo tính toán của liên bộ, nếu chưa tính mức lãi "ấn định" để lại cho DN tối đa 300đ/lít, chưa tính mức trích Quỹ Bình ổn giá thì DN vẫn lỗ 179đ/lít xăng, lỗ 591đ/kg madút. Chỉ có 2 mặt hàng có lãi là diesel, lãi 136đ/lít và dầu hỏa lãi 750đ/lít.

Đặc biệt cho đến nay, số tiền mà các DN bị lỗ trong suốt thời gian từ năm 2007 đến nay đã lên tới con số 4.040 tỉ đồng. Theo báo cáo của các DN thì đến nay, các DN này mới chỉ trích để hoàn trả ngân sách được có 38%. Vì thế trong thời gian tới, DN tiếp tục phải trả nợ cho ngân sách số tiền khoảng 2.500 tỉ đồng.

Tiếp tục trả nợ và nộp quỹ

Đây cũng là một lý do chính nữa để DN chưa thể giảm giá bán lẻ xăng dầu cho NTD. Theo quyết định của liên bộ Tài chính - Công Thương trong thời gian tới, các DN kinh doanh xăng dầu sẽ phải tiếp tục trích 1.000đ/lít xăng để hoàn trả tiền ngân sách nhà nước đã ứng cho DN khi xử lý số lỗ kinh doanh xăng. Bên cạnh đó, DN phải tiếp tục trích nộp Quỹ Bình ổn giá đối với một số mặt hàng có điều kiện do giá thế giới giảm, để tạo nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu bình ổn giá khi giá thế giới tăng trở lại.

Đến đây, câu hỏi mà nhiều người quan tâm là: Vậy khi nào mới có cơ hội giảm giá bán lẻ xăng dầu? Trả lời cho vấn đề này, liên bộ cho biết, sau khi đã áp dụng các biện pháp trên, nếu mặt hàng xăng dầu nào có điều kiện giảm giá thì sẽ thực hiện. Tuy nhiên, đây là điều có lẽ sẽ rất khó khăn, bởi lẽ với số tiền lỗ nhiều như trên, sau đó lại cộng với số tiền 1.000đ/lít phải trích nộp trả nợ thì chưa biết đến bao giờ "điều kiện để giảm giá" mới xuất hiện.

Theo lý giải của  liên bộ, với những biện pháp này thì có thể giá bán lẻ trong nước đối với mặt hàng xăng dầu chưa giảm ngay; nhưng việc điều hành theo hướng này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn về lâu dài cho cả người dân, DN và Nhà nước. Cụ thể là sẽ ổn định giá, chủ động, linh hoạt và minh bạch trong kinh doanh xăng dầu, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hạn chế buôn lậu...

Mặc dù vậy trong thời gian tới, liên bộ sẽ trình Chính phủ cơ chế hoàn chỉnh để kinh doanh xăng dầu bằng cách sửa đổi Nghị định 55/NĐ-CP theo hướng: DN tự quyết định giá bán lẻ trong phạm vi nhất định và chỉ cần gửi thông báo, chứ không cần xin phép như hiện nay; hình thành quỹ và sử dụng quỹ để bình ổn giá. Nhà nước chỉ can thiệp trong trường hợp đặc biệt như có biến động bất thường về giá.

* Dù có xăng Dung Quất, VN vẫn phụ thuộc nhập khẩu: Với khoảng 10.000m3 xăng Dung Quất ra thị trường, đây chỉ là con số nhỏ bé. Trong vài năm tới, sản lượng của nhà máy này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% thị phần, như vậy VN sẽ còn phụ thuộc xăng dầu nhập khẩu.

* Chưa thực sự là cơ chế thị trường: Từ năm 2008, VN đã áp dụng cơ chế thị trường hoàn toàn đối với kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, đến nay việc kinh doanh mặt hàng này chưa thực sự theo cơ chế thị trường. Thời gian tới, VN nhất quán điều hành theo cơ chế này nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Khi giá biến động trên 15%, Nhà nước sẽ can thiệp.

. Theo Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Buổi đầu đợt thi cao đẳng diễn ra yên ắng  (15/07/2009)
Thực hiện nghiêm túc Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 2)  (15/07/2009)
Không giảm giá xăng dầu  (15/07/2009)
Hết tháng 10, cấp xong mã số thuế cá nhân  (15/07/2009)
Doanh nghiệp xăng dầu không hề lỗ  (15/07/2009)
Gần 310.000 lượt thí sinh thi cao đẳng  (15/07/2009)
Bị can Phạm Tiến Dũng trong vụ PMU 18 đã chết  (14/07/2009)
25,24% mẫu sữa qua kiểm tra không đạt tiêu chuẩn về độ đạm  (14/07/2009)
Khởi công dự án “Las Vegas” VN  (14/07/2009)
Người tiêu dùng hoa mắt  (14/07/2009)
Sẽ giảm giá bán lẻ xăng dầu vào cuối tuần?  (14/07/2009)
Hơn 560.000 thí sinh làm thủ tục thi CĐ  (14/07/2009)
Đảo Phú Quốc sẽ thành đặc khu hành chính đặc biệt  (13/07/2009)
Kỷ nguyên than trên vùng quê lúa Thái Bình  (13/07/2009)
Mở rộng việc học hai buổi/ngày sang bậc trung học phổ thông  (13/07/2009)