Cần thành lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng thiết yếu
14:39', 18/11/ 2011 (GMT+7)

Luật Giá sẽ góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá

Quỹ bình ổn này sẽ góp phần kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng hóa ở các địa phương, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng đợi giá lên cao.

Dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sáng 18.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giá.

Trong phiên thảo luận, đa số các đại biểu cho rằng, dự án Luật Giá cần nhấn mạnh đến vai trò, sự can thiệp điều tiết giá cả của cơ quan quản lý Nhà nước và cần thành lập quỹ bình ổn giá đối với những mặt hàng thiết yếu.

Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) cho rằng: Giá cả thị trường chịu 3 tác động từ sự đầu cơ, can thiệp không phù hợp của Nhà nước trong một số trường hợp, phân phối tắc nghẽn.

Để dự án Luật đi vào cuộc sống, đại biểu cho rằng cần làm rõ vai trò của cơ quan quản lý giá của Nhà nước, khi nào cần can thiệp và can thiệp bằng cách nào để chống sự độc quyền, đầu cơ, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nước ngoài, làm giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, sữa…

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) nhấn mạnh: Dự án Luật giá nên quy định theo hướng Nhà nước chỉ điều chỉnh, can thiệp giá cả khi giá cả thị trường biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân. Cơ quan quản lý giá của Nhà nước không phải định giá hết tất cả các mặt hàng mà chỉ định giá một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống của người dân.

Theo đại biểu Thân Đức Nam, thời gian qua, chúng ta chưa làm tốt  bình ổn giá vì chưa kiểm soát tốt xuất nhập khẩu, chưa có kênh phân phối tốt nên đã gây nên sự chênh lệch giá quá cao từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, như thịt lợn có thời điểm có nơi chênh nhau lên tới 40.000 đồng/kg, khiến đời sống của nhiều bộ phận nhân dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, dự án Luật Giá cần quy định những nội dung cụ thể đối với bình ổn giá trên thị trường.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh), Dương Hoàng Hương (đoàn Phú Thọ) cho rằng, nếu thực hiện tốt bình ổn giá sẽ đảm bảo nguồn cung- cầu hàng hóa trên thị trường, tránh khan hiếm giả tạo và góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, cần phải đảm bảo lợi ích bình ổn giá giữa các vùng, miền, đối tượng thu nhập thấp được mua sản phẩm hàng hóa với giá bình ổn.

Để thực hiện tốt chính sách bình ổn giá, Nhà nước và các địa phương cần có quỹ bình ổn giá như đối với mặt hàng xăng, dầu và thường xuyên có những đợt kiểm tra định kỳ khi thay đổi giá một mặt hàng có ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân như xăng, dầu, điện…

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) đề xuất: Trong dự án Luật cần thêm điều khoản cụ thể về thành lập quỹ bình ổn giá. Quỹ bình ổn này cần phải hướng tới số đông người dân được thụ hưởng giá và có sự kiểm soát giá cả hàng hóa ở các địa phương.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng) kiến nghị: Nhằm phát huy chính sách bình ổn giá của Chính phủ, các địa phương cần tăng cường kiểm tra sự niêm yết giá tại các siêu thị, và thường xuyên kiểm tra việc nộp thuế của doanh nghiệp.

. Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vn-Index xuống thấp nhất trong hơn 2 năm qua  (18/11/2011)
Việt Nam có lượng khí hydrat đứng thứ 5 châu Á  (18/11/2011)
Xuất khẩu điện thoại tăng gấp đôi… dầu thô!  (18/11/2011)
Vàng lậu nhái vàng thương hiệu  (17/11/2011)
Thủ tướng chỉ thị bình ổn thị trường trước và sau tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012  (17/11/2011)
“Nóng” với Luật Biểu tình  (17/11/2011)
Mỹ sẽ nhập khẩu nhiều loại trái cây của Việt Nam   (17/11/2011)
Đóng điện trạm biến áp 500 kV lớn nhất nước  (17/11/2011)
Thủ tướng và 5 thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn   (17/11/2011)
BĐS cuối năm: "Trơ" với thông tin tốt từ ngân hang  (17/11/2011)
Tuần tới sẽ công bố giá xăng dầu có minh bạch   (17/11/2011)
Chỉ thị mới về quản lý đầu tư công: Chính phủ quyết mạnh tay!  (16/11/2011)
Gần 1,5 tỷ USD xây cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi  (16/11/2011)
Dành 50% diện tích vỏ bao để in tác hại của thuốc lá  (16/11/2011)
Tổng kiểm tra doanh nghiệp ngoại vay vốn nội  (16/11/2011)