Sửa luật để chống "quậy" trên máy bay
9:49', 29/11/ 2011 (GMT+7)

Hiện tượng dọa có bom trong túi hành lý, tự ý mở cửa thoát hiểm trên máy bay… liên tục xảy ra trên các chuyến bay thời gian qua. Dù mức phạt khá nặng, nhưng dường như vẫn chưa đủ làm cho một số hành khách "quậy" trên máy bay sợ. Đó là lý do tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng mức xử phạt để hạn chế những hành vi xấu của hành khách.

Tăng mức phạt vi phạm hành chính

Theo Cục Hàng không Việt Nam, thời gian qua, các vụ đe dọa bom, gây rối trên máy bay đã được xử lý nhanh, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đánh giá khá cao công tác bảo đảm an ninh của Hàng không Việt Nam. Kết quả thanh tra vào các năm 2005, 2007 và 2010 của ICAO cho thấy Việt Nam luôn đạt mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh là 75,09%, cao hơn mức bình quân 64,66% tại 95 quốc gia thành viên được kiểm tra của ICAO.

 

Máy bay của Hãng Vietnam Airlines tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Bảo Lâm

 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Phạm Quý Tiêu cho biết, sau 5 năm thực hiện, cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung Luật Hàng không và tăng mức xử phạt. Ông dẫn chứng, mức phạt hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm 15 triệu đồng hiện nay còn nhẹ, bởi hành vi đó khiến chuyến bay chậm hàng tiếng đồng hồ, không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của hãng mà cả trăm hành khách. Thiệt hại đó không thể tính hết ra tiền. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Xuân Đức rất đồng tình với ý kiến trên. Theo ông Đức, không chỉ hành vi tự ý mở cửa, đe dọa có bom, tình trạng hút thuốc lá, sử dụng điện thoại trên máy bay đang diễn ra khá phổ biến nhưng chưa bị xử lý nghiêm cũng làm ảnh hưởng tới an toàn, an ninh chuyến bay. Ông cho biết, mỗi khi có hành vi dọa có bom, tự ý mở cửa khiến hãng thiệt hại cả trăm triệu đồng. Với mức phạt hiện nay, sẽ còn xảy ra tình trạng khách thích là dọa, là "quậy". Bên cạnh tăng mức xử phạt hành chính, Vietnam Airlines còn đề nghị có các quy định chặt chẽ hơn về bồi thường thiệt hại, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả…

Tổ chức thanh tra chuyên ngành và đẩy mạnh tuyên truyền luật

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, sau 5 thực hiện Luật Hàng không dân dụng và các văn bản pháp quy khác, ngành hàng không dân dụng đã phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng trung bình 15,2%/năm về hành khách, 12,2%/năm về hàng hóa. Việc ra đời thêm các hãng hàng không tư nhân giúp thị trường có tính cạnh tranh hơn, người dân có thêm cơ hội tiếp cận, sử dụng loại hình vận tải văn minh, hiện đại này. Dự kiến, trong năm 2011, tổng sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không là 16,5 triệu hành khách.

Hiện nay, cả nước đang có 4 hãng hàng không tham gia hoạt động và sắp tới thêm VietJet tham gia khai thác. Điều này đồng nghĩa với việc, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho các chuyến bay phải tăng lên. Lực lượng Thanh tra có vai trò quan trọng trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Tuy nhiên, thanh tra hàng không đang gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phó Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết, quy định chung về Thanh tra không cho phép thành lập tổ chức thanh tra độc lập thuộc các cục quản lý chuyên ngành. Điều này làm suy yếu công tác thanh tra hàng không, đặc biệt là việc không tuân thủ tiêu chuẩn của ICAO trong lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không. Công tác điều tra, xử phạt gặp nhiều khó khăn vì đây là lĩnh vực chuyên ngành cần có cơ quan tham mưu riêng. Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị sửa đổi, bổ sung điều 10, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 theo hướng quy định rõ chức năng thanh tra của Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức cơ quan Thanh tra chuyên ngành.

Về phía các hãng hàng không, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Xuân Đức cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện tổ chức, tăng mức xử phạt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về hàng không. Theo ông, công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực hàng không hiện còn hạn chế. Đa số hành khách không nắm được quy định về quyền hạn, nghĩa vụ khi đi máy bay, gây ra khó khăn trong quá trình giải thích, thuyết phục khi có chuyện bất thường. Rõ ràng đây là điều cần thiết để hành khách đi máy bay có ý thức và hành vi ứng xử văn minh đúng mức.

. Theo HNMO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tái cơ cấu ngân hàng - Người gửi tiền có nên lo ngại?  (29/11/2011)
Nông dân sẽ thành công nhân nông nghiệp  (28/11/2011)
Giải pháp đòi lại Hoàng Sa  (28/11/2011)
Giá nước sinh hoạt có thể tăng tối đa 50%  (28/11/2011)
Chưa tăng giá xăng dầu, chỉ trích quỹ bình ổn giá  (28/11/2011)
Miền Trung: Lũ rút, tập trung khắc phục hậu quả  (28/11/2011)
Giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng  (28/11/2011)
Bộ Tài chính: Giá điện sẽ không tăng cao hơn 15,28%  (28/11/2011)
Khởi công xây Khu phức hợp giáo dục tại Đà Nẵng  (27/11/2011)
Lương phi công 200 triệu/tháng, vẫn khó tuyển  (27/11/2011)
Ngân hàng mở cửa cho vay mua nhà  (27/11/2011)
Hơn 390 tỷ đồng quà tặng cho người có công nhân dịp Tết Nguyên đán 2012  (27/11/2011)
Ngành Dầu khí: 50 năm thực hiện mong ước của Bác Hồ  (27/11/2011)
Tổng kiểm soát, xử lý vi phạm ôtô, xe máy dịp Tết  (27/11/2011)
Kết thúc Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIII  (26/11/2011)