Công bố điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
13:54', 18/12/ 2011 (GMT+7)

Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2010-2011 được công bố ngày 16.12 khẳng định những kết quả đạt được trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010.

Cuộc  điều tra do Tổng cục Thống kê phối hợp với các cơ quan của Liên hiệp quốc, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện, là một cấu phần của chương trình Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ toàn cầu (MICS), với chu kỳ 5 năm, bắt đầu từ năm 1995.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết, trẻ em và phụ nữ là đối tượng mà MICS hướng tới, không chỉ dừng ở việc đánh giá khả năng tiếp cận các nhu cầu thiết yếu như dinh dưỡng, chăm sóc y tế, sử dụng nước sạch, điều kiện vệ sinh, giáo dục, được bảo vệ… mà còn đánh giá nhận thức và khả năng tự bảo vệ bản thân trước những hiểm nguy như đại dịch HIV/AIDS, nạn bạo hành trong gia đình, các hình thức xử phạt trẻ em bằng roi vọt.

Theo báo cáo điều tra, 92% dân số Việt Nam sử dụng nguồn nước uống được cải thiện và 73,8% dân số sử dụng công trình vệ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có 11,7% trẻ em Việt Nam thiếu cân, 22,7% trẻ em bị thấp còi và 4,1% bị gầy còm, 4,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân.

Công ước về quyền trẻ em quy định mọi trẻ  em đều có quyền có họ, tên, quốc tịch và được bảo vệ giữ gìn bản sắc. Đăng ký khai sinh gần như là phổ cập ở Việt Nam với 95% trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh.

Về tỉ lệ tiêm chủng, 40,1% trẻ em từ 1 đến 2 tuổi được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh cơ bản.

Điều tra đánh giá cũng cung cấp số liệu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 15-49 sinh nở trong hai năm trước khi thực hiện điều tra đã được cán bộ chuyên môn chăm sóc sức khỏe trước khi sinh ít nhất là một lần và 2/3 được chăm sóc trước sinh 4 lần như khuyến nghị của bác sĩ. 9 trong số 10 ca sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Hầu hết phụ nữ từ 15-24 tuổi đã từng nghe nói  đến HIV (chiếm 96,5%), trong 5 phụ nữ ở độ tuổi này thì có khoảng hơn 3 người biết được nơi xét nghiệm HIV (chiếm 60,7%) và trong 3 phụ nữ thì có 1 người đã từng xét nghiệm.

Tuy nhiên, báo cáo điều tra cũng chỉ rõ sự chênh lệch trong đời sống giữa trẻ em, phụ nữ thành thị và nông thôn, dân tộc thiểu số.

Trưởng đại diện Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam, bà Lotta Sylwander cho rằng, các chỉ số của MICS4 sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách xác định và định hướng nguồn lực tới những nhóm dân cư đang cần được quan tâm nhất và đây cần là trọng tâm của các nỗ lực phát triển chung. Điều này cũng cho phép những lợi ích có được từ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến được với phụ nữ và trẻ em thuộc mọi nhóm dân tộc, kinh tế và xã hội.

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (năm 1990). Việt Nam cũng sớm cam kết thực hiện Công ước 138 về tuổi tối thiểu đi làm việc; thực hiện Tuyên ngôn và Kế hoạch hành động Một thế giới phù hợp với trẻ em, Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việt Nam đã ban hành và đang thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

. Theo Chinhphu.vn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường các biện pháp bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn  (16/12/2011)
Các Bộ, ngành, địa phương tạm dừng mua mới ôtô  (16/12/2011)
Rà soát điểm đen trên quốc lộ  (16/12/2011)
Từ 19.12, giảm lãi suất cho vay xuống thấp nhất 14,5%  (16/12/2011)
Lấy ý kiến rộng rãi để Hiến pháp thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân  (16/12/2011)
Tổng kiểm tra kinh doanh xăng và gas từ 1.2012  (16/12/2011)
Phía Bắc lại hứng đợt rét đậm  (16/12/2011)
Đoàn tàu mang quà Tết ra Trường Sa khởi hành  (16/12/2011)
“Tất cả những người mắc kẹt đã được giải cứu”  (16/12/2011)
Quân đội VN chế tạo thành công sơn "tàng hình"  (15/12/2011)
Chấm dứt mời gọi đầu tư các dự án thép, xi măng  (15/12/2011)
Lao động nữ có thể được nghỉ thai sản 6 tháng  (15/12/2011)
Mở tuyến bay thẳng Hàn Quốc- Đà Nẵng   (15/12/2011)
Đại học phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm  (15/12/2011)
"Xây dựng Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế"  (15/12/2011)