Cơ hội “dân số vàng” và bài toán phát triển
14:50', 25/12/ 2011 (GMT+7)

Cơ hội dân số chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định, cho phép tận dụng được cơ hội đó.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội mà tất cả các quốc gia đang phát triển đều mong đợi. Nhưng làm thế nào phát huy tối đa những lợi thế của thời “dân số vàng” để tạo ra những bước tiến mang tính đột phá đưa đất nước phát triển lại chẳng hề dễ dàng.

 

Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa với sự tập trung lực lượng lao động trẻ và hùng hậu. Về lý thuyết, khi được tận dụng tối đa trí tuệ và sức lao động, lực lượng này sẽ làm ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo nên giá trị tích luỹ lớn cho tương lai.

Sự phát triển thần kỳ về kinh tế ở một số nước châu Á cho thấy họ đã biết tận dụng có hiệu quả cơ hội “dân số vàng”, đóng góp khoảng 1/3 vào tăng trưởng kinh tế của Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng Trung Quốc, 15% tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua là nhờ tận dụng cơ hội dân số.

Thực tế cho thấy cơ hội dân số vàng không tự động, không tất yếu mang lại tác động tích cực mà nó phải được giành lấy để “đẻ” ra lực lượng lao động vàng, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Nếu giai đoạn “dân số vàng” diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định, hệ thống giáo dục đảm đương tốt việc cung cấp tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, thì sẽ trở thành động lực mạnh của nền kinh tế. Ngược lại, nếu cơ hội không được chớp lấy thì lực lượng đông đảo trong độ tuổi lao động này sẽ đặt ra nhiều vấn đề về xã hội phải đối mặt.

Trước tiên là việc làm. Thiếu việc làm, không thể tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội, giá trị tích luỹ sẽ thấp, người thất nghiệp dễ mắc tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng, cản trở sự phát triển của đất nước. Như vậy, dân số “vàng” sẽ không có giá trị nếu không thực sự “vàng” về tri thức, tay nghề.

Mỗi năm Việt Nam có từ 1,5 – 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, nhưng vẫn chưa tạo nên sức bật cho nền kinh tế vì có tới 75% là lao động giản đơn? Chúng ta đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều ngành phải thuê lao động nước ngoài. Trong khi đó, đa phần lao động xuất khẩu mới qua đào tạo sơ đẳng và thiếu ngoại ngữ.

Rõ ràng cơ hội dân số chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định, cho phép tận dụng được cơ hội đó.

Sự lãng phí thời cơ của Indonesia và kinh nghiệm thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore trong việc tận dụng cơ hội dân số vàng cho ta một bài học là cần thực hiện quyết liệt các nhóm chính sách về giáo dục- đào tạo, lao động việc làm và nguồn nhân lực, chăm sóc y tế, an sinh xã hội.

Không có chính sách phù hợp về giáo dục – đào tạo, chúng ta không thể có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển, dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Không có chính sách phù hợp về chăm sóc y tế thì các nhu cầu về sức khỏe sinh sản của bộ phận lớn dân cư trong độ tuổi sinh đẻ sẽ không được đáp ứng... Không có chính sách về an sinh xã hội, Việt Nam sẽ khó có thể đối phó được với vấn đề già hóa dân số. Nếu thiếu những nhóm chính sách này, Việt Nam sẽ mất đi cơ hội “dân số vàng” phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020…

Vì vậy, để tận dụng cơ hội “dân số vàng”, việc thực hiện những giải pháp ở tầm vĩ mô của Nhà nước là cần thiết. Nhưng trước hết, mỗi lao động cũng cần chủ động tạo ra giá trị tích lũy nhiều nhất có thể, cho mình và xã hội, bằng cách tích cực học tập và đào tạo. Một điều quan trọng nữa là trong khi chờ đợi nhiều lao động được đào tạo tay nghề, Việt Nam cần cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh những ngành tạo ra cơ hội việc làm nhiều như dệt may, chế biến thực phẩm, dịch vụ…; mở rộng cơ hội sản xuất kinh doanh, thu hút người trong độ tuổi lao động làm việc, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xã hội tiêu cực do tình trạng thiếu việc làm gây ra,  để “dân số vàng” thực sự là cơ hội cho đất nước phát triển.

. Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
"Nông nghiệp là tiên phong trong giảm nhập siêu"  (25/12/2011)
Bộ Công an đánh giá tình hình cháy, nổ ôtô, xe máy  (25/12/2011)
Chiều chuộng DN độc quyền như EVN là quá đáng  (23/12/2011)
Đà Nẵng: Cháy thiêu rụi vũ trường Phương Đông  (23/12/2011)
Năm 2012: Quyết hạ lạm phát xuống 9%  (23/12/2011)
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030  (23/12/2011)
Năm 2012, chung cư sẽ buộc phải giảm giá mạnh  (23/12/2011)
Ưu tiên kiểm soát lạm phát nhưng vẫn đảm bảo vốn cho phát triển  (23/12/2011)
Miền Bắc, miền Trung đón Noel trong rét đậm  (23/12/2011)
Tăng trưởng GDP năm 2012 khoảng 6-6,5%  (22/12/2011)
Kịp thời trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội dịp Tết  (22/12/2011)
Sức mạnh của quân đội từ nhân dân, vì nhân dân  (22/12/2011)
Đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012  (22/12/2011)
Xử lý an toàn 2 quả bom sót lại sau chiến tranh   (22/12/2011)
Nợ xấu không đẹp như công bố  (22/12/2011)