Không để người thân giữ vị trí chủ chốt ngân hàng
9:22', 6/1/ 2012 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, không để tình trạng người thân như bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, con của người đứng đầu giữ chức vụ, cương vị chủ chốt trong cùng cơ quan, đơn vị ngân hàng, tổ chức tín dụng.

 

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về phòng, chống sai phạm, tham nhũng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời là Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhấn mạnh: các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện có hiệu quả các giải pháp về phòng, chống tham nhũng trong tổ chức, đơn vị mình; xây dựng quy trình nghiệp vụ bảo đảm mọi giao dịch được kiểm tra, kiểm soát; xây dựng và thực hiện quy chế công khai, minh bạch thông tin, nhất là về quy trình, thủ tục trong giao dịch với khách hàng; tăng cường đầu tư đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin.

 

Cùng với đó, các ngân hàng cần chú trọng khâu tuyển chọn, đề bạt quản lý cán bộ; kiên quyết chuyển đổi vị trí công tác hoặc loại ra khỏi tổ chức, đơn vị đối với cán bộ, nhân viên thoái hóa, vi phạm, tham nhũng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm, tham nhũng.

 

Các tổ chức tín dụng cũng phải tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý tín dụng, ngân hàng để chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm, tham nhũng, hạn chế thiệt hại, không để phát sinh hậu quả phức tạp.

 

Ủy ban nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức tín dụng, ngân hàng trong đấu tranh phòng, chống và xử lý vi phạm, tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tạo môi trường tín dụng phát triển lành mạnh và ổn định.

 

Phó Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy chế đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành ngân hàng, tuyên truyền, cảnh báo thủ đoạn của tội phạm đặc biệt đối với loại tội phạm công nghệ cao, loại tội phạm rửa tiền có thủ đoạn tinh vi; các cơ quan Kiểm toán, kiểm tra, thanh tra... phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng bảo đảm an ninh tiền tệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 

. Theo Vietnamplus

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Năm 2012, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp  (05/01/2012)
Đà Nẵng chính thức "đóng cửa" với dân nhập cư  (05/01/2012)
Hà Nội đề xuất thí điểm bí thư kiêm chủ tịch quận  (05/01/2012)
Giá gas bất ngờ tăng lần thứ hai chỉ trong 5 ngày  (05/01/2012)
Triển khai ngay biện pháp khắc phục nguy cơ xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông  (05/01/2012)
Thủ tướng yêu cầu báo cáo chất lượng xăng, dầu  (05/01/2012)
Phản ứng quy định mới, hàng loạt trường bỏ bán trú  (05/01/2012)
Trở về từ cõi chết  (05/01/2012)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tạo trong quân đội  (05/01/2012)
Lao động của PetroVietnam có thu nhập cao nhất trong các “ông lớn”  (04/01/2012)
Bộ trưởng GTVT: “Phải nộp phí lưu hành mới được đi xe”  (04/01/2012)
Trên 70% vụ cháy xe máy, ô tô chưa xác định được nguyên nhân  (04/01/2012)
7 nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2012  (04/01/2012)
Tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành công thương  (04/01/2012)
Thêm dấu mốc trong quan hệ Việt Nam-Campuchia  (03/01/2012)