Công bố Chỉ số Cải cách hành chính
17:1', 17/12/ 2012 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông tập trung làm tốt việc phổ biến, quán triệt sâu sắc trong toàn thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống hành chính về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Bộ chỉ số.

Sáng 17.12, Bộ Nội vụ đã tổ chức lễ công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), một công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tham dự Lễ công bố.

Theo Bộ Nội vụ, PAR Index là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách hành chính công và hiện đại hoá nền hành chính với mục tiêu “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”.

Để khắc phục những tồn tại trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính giai đoạn vừa qua, một trong những giải pháp quan trọng để triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn tới là xây dựng Bộ chỉ số cải cách hành chính để áp dụng trong việc theo dõi, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm tại các Bộ, ngành, địa phương.

Thời gian qua, PAR Index đã được xây dựng, triển khai áp dụng thí điểm tại 3 Bộ, gồm Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Cần Thơ. Trên cơ sở thí điểm, PAR Index tiếp tục được hoàn thiện cả về cấu trúc và phương pháp xác định theo từng cấp hành chính khác nhau (cấp Bộ và cấp tỉnh).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, việc áp dụng PAR Index thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2012-2020. Qua đó, đánh giá toàn diện và thực chất và khách quan trong triển khai thực hiện Chương trình này ở cấp Bộ và cấp tỉnh.

Phát biểu tại Lễ công bố, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc công bố Bộ chỉ số là sự kiện quan trọng, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương trong việc nghiên cứu, thử nghiệm thành công bước đầu công cụ đánh giá kết quả cải cách hành chính, làm cơ sở giúp lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng công tác cải cách hành chính.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan về vai trò của Bộ chỉ số chính là ở chỗ, sự yếu kém, tồn tại của cải cách hành chính không chỉ là do chúng ta chưa có bộ chỉ số này mà vấn đề cốt lõi ở đây chính là phương pháp, cách làm và con người làm cải cách, đặc biệt là quyết tâm chính trị của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp.

“Nếu bộ máy của chúng ta còn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với công cuộc phát triển KT-XH của đất nước, chưa xác định rõ được những công việc cải cách hành chính cụ thể cần phải ưu tiên giải quyết, thì cải cách hành chính vẫn chỉ là hình thức, không thực chất và còn tiếp tục giậm chân tại chỗ”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Để triển khai có hiệu quả, đưa Bộ chỉ số này vào cuộc sống, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông tập trung làm tốt việc phổ biến, quán triệt sâu sắc trong toàn thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống hành chính về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Bộ chỉ số. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động để hàng năm xác định và công bố chỉ số của các Bộ, ngành, địa phương, phấn đấu đến quý II.2013 công bố được chỉ số của các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2012.

Thông qua PAR Index, các Bộ, ngành, địa phương cần có những chỉ đạo cụ thể, sát sao, khắc phục những điểm yếu, những lĩnh vực, tiêu chí bị xếp điểm thấp để nâng cao cho những năm tiếp theo. Trong quá trình triển khai, Bộ Nội vụ cần theo dõi, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng chỉ số định lượng và ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn.

. Theo Chinhphu.vn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phí “đè” chủ thẻ ATM  (17/12/2012)
Hàng hiệu siêu sang đổ bộ vào Việt Nam  (17/12/2012)
Tặng 3.000 vé xe cho sinh viên về quê đón Tết  (17/12/2012)
Nợ xấu - tiến độ giải quyết còn chậm  (17/12/2012)
“Để bất động sản chết lâm sàng thì làm sao cứu nổi”  (17/12/2012)
Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế hành chính  (16/12/2012)
Bộ trưởng Công an yêu cầu mở đợt tấn công trấn áp tội phạm  (16/12/2012)
Hàng loạt công ty máy tính bị xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ  (16/12/2012)
Hỗ trợ tới 40 triệu đồng cho gia đình có công xây nhà ở  (16/12/2012)
Bộ Công Thương đề nghị loại bỏ 324 dự án thủy điện nhỏ  (15/12/2012)
Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động  (15/12/2012)
Khánh thành Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc   (15/12/2012)
Vũng Tàu lắp đặt camera giám sát đô thị  (14/12/2012)
Bộ Công thương đề nghị: Loại tiếp 324 dự án thủy điện nhỏ  (14/12/2012)
Hơn 2.000 tỷ đồng hỗ trợ người khuyết tật cả nước  (14/12/2012)