Năm 2013 tăng trưởng tín dụng 12%
15:36', 28/12/ 2012 (GMT+7)

Mục tiêu các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 là thận trọng và linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã khẳng định như vậy vào chiều 27.12.

Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng vay với lãi suất (LS) hợp lý hơn để đẩy mạnh tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên.

Không áp trần lãi suất cho vay

Bà Nguyễn Thị Hồng, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12%, cao hơn so với 7% năm 2012. NHNN sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, nhưng không kiểm soát tỉ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích.

NHNN cũng cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu...

Liệu LS cho vay có thể giảm thêm? Trả lời câu hỏi này, ông Bình cho rằng với kịch bản lạm phát ở 4-5% thì LS sẽ có thể giảm rất nhanh. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố cho thấy nguy cơ bùng nổ lạm phát trở lại là không nhỏ. NHNN sẽ rất thận trọng. “Năm 2012, khi thấy tình hình ổn định hơn thì NHNN đã giảm LS tiền gửi rất nhanh xuống 9%/năm, hiện nay còn 8%/năm. Việc giảm LS năm 2013 còn phụ thuộc vào nền kinh tế có kiểm soát được lạm phát hay không” - ông Bình nói.

Ông Bình cũng khẳng định sẽ không có quy định trần LS cho vay chung cho mọi đối tượng vay mà chỉ áp dụng cho một số ngành, lĩnh vực ưu tiên là 12%/năm. Ông giải thích nếu áp trần LS chung thì tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt 5%, do vốn chảy vào bất động sản hay những lĩnh vực khác mà không tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng giảm lãi do trích lập dự phòng

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chánh thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), cho biết việc xử lý nợ xấu bước đầu đã đạt một số kết quả, sau khi NHNN áp dụng một loạt biện pháp quyết liệt để xử lý vấn đề này. Chẳng hạn, trong tháng 11 các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 39.000 tỉ đồng nợ xấu. Kể từ tháng 4-2012 đến nay, tốc độ tăng nợ xấu chỉ khoảng 3%/tháng, đặc biệt tháng 10 giảm 0,95%.

Nếu không yêu cầu các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng thì nợ xấu có thể tăng 8-9% mỗi tháng. Đến nay, theo ông Nghĩa, số tiền được trích lập dự phòng là 78.600 tỉ đồng, có thể được sử dụng để xử lý ngay các khoản nợ xấu.

Ông Bình cũng khẳng định hệ thống ngân hàng đã xử lý nợ xấu quá quyết liệt. “Thời điểm này mọi năm, trên báo chí có giật các tít như “ngân hàng lãi khủng”. Nhưng năm nay chưa thấy báo nào có tin đó cả vì các ngân hàng trích dự phòng, nói cách khác là họ phải lấy lợi nhuận để xử lý nợ xấu. Có ngân hàng tuyên bố không có thưởng. Còn chuyện các ngân hàng không có gì chia cổ tức hoặc chia cổ tức rất thấp là chuyện bình thường. Ước tính cả năm nay, số tiền mà các ngân hàng trích lập dự phòng cỡ khoảng 90.000 tỉ đồng” - ông Bình cho biết thêm.

. Theo TTO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Việt Nam đứng hàng đầu điểm đến mới nổi hấp dẫn  (28/12/2012)
Người dân Trường Sa thu nhập 240 triệu đồng một năm  (28/12/2012)
Quy định rõ chế tài xử lý các hành vi gian lận thi tốt nghiệp THPT  (28/12/2012)
Tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải thi như ĐH, CĐ chính quy  (27/12/2012)
Công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương  (27/12/2012)
Lao động nữ nghỉ sinh 6 tháng từ tháng 1/2013  (27/12/2012)
Ngành Nông nghiệp xuất siêu 10,6 tỷ USD  (27/12/2012)
Thu phí bảo trì đường bộ: Dân ngạc nhiên, địa phương than khó   (27/12/2012)
Bão Wukong đang đi vào Biển Đông   (27/12/2012)
Năm 2012: Dành 8.800 tỷ đồng cho an sinh xã hội  (27/12/2012)
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới để DNNN mạnh hơn  (27/12/2012)
Công bố gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường  (26/12/2012)
Thu giữ trên 8.000 lít rượu có chứa chất gây nghiện  (26/12/2012)
Chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 là khả thi  (26/12/2012)
Năm 2013: Tập trung giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu  (25/12/2012)