Năm 2030: Việt Nam có đường cao tốc Bắc - Nam
15:37', 8/3/ 2012 (GMT+7)

Mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ có đường cao tốc Bắc - Nam.

“Song song với việc đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 lên 6 làn xe, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam, nhưng cao tốc sẽ đầu tư trọng điểm chứ không phải toàn tuyến. Từ nay đến năm 2030 mới có thể hoàn chỉnh hệ thống cao tốc Bắc – Nam”.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường đưa ra vào chiều 7/3, tại cuộc họp báo tháng 2 của Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương đầu tư mở rộng Quốc lộ 1, Bộ đã xây dựng và đang trình Dự thảo cơ chế đặc thù cho dự án này, chủ yếu về công tác giải phóng mặt bằng, nhà thầu và vốn.

“Chính phủ giao Bộ phải làm nhanh việc mở rộng QL1 để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước trong những năm tới, sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016. Vì dự án có nhu cầu đầu tư lớn, lại trong khoảng thời gian ngắn nên phải có cơ chế đặc thù”, ông Trường cho biết thêm.

Ông Trường cũng cho rằng, vì dự án mở rộng QL1, nên kỹ thuật xây dựng sẽ không quá phức tạp. Bộ sẽ huy động đơn vị có năng lực về tài chính, kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, các ngành khác hoặc công ty tư nhân để thực hiện đồng loạt dự án.

Về bài toán nguồn vốn giành cho dự án này, ông Trường cho biết: “Vốn xây dựng thì bằng nội lực Nhà nước, thu phí hoàn vốn (đầu tư theo hình thức BOT - PV). Bộ GTVT cũng đang trình Bộ Tài chính và Chính phủ phương án thu phí bằng 50-70% phí của đường cao tốc”.

Về Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, ông Trường cho hay, vì đây là dự án lớn, với thời gian xây dựng dài, nên sẽ huy động vốn bằng nguồn vốn ODA và Trái phiếu Chính phủ. Và đầu tư từng đoạn theo nhu cầu thực tế, mục tiêu tới năm 2030 sẽ hoàn thành toàn tuyến cao tốc này.

Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng cho rằng, quan điểm của đề án là, mở rộng QL1 nhưng có xem xét phát triển cao tốc song hành trong tương lai.

Theo ông Đông, cơ chế thu phí giữa hai tuyến đường này là một trong các yếu tố để xem xét. Thu phí của cả 2 đường là cách để khuyến khích đầu tư phát triển cao tốc trong tương lai. Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ cho phép thu phí trên QL1 tính trên tỷ lệ phần trăm nhất định của mức phí cao tốc.

Ông Đông đưa ra dẫn chứng, trên thế giới cao tốc là đường đặc thù cho phép xe chạy tốc độ cao, có tính chất thương mại, nên phần lớn xe sử dụng là xe con và xe khách. Còn các phương tiện vận tải hàng hóa khác sẽ đi trên hệ thống quốc lộ thông thường. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Quốc lộ thì phục vụ dân sinh nhiều hơn.

. Theo VTC

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Việt Nam thuộc nhóm bình đẳng giới tốt nhất Đông Nam Á  (08/03/2012)
Bỏ chấm chéo ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012  (08/03/2012)
Thời hạn sử dụng đất kéo dài đến năm 2033   (08/03/2012)
Giá xăng tăng 2.100 đồng/lít  (07/03/2012)
Thủ tướng yêu cầu phòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng  (07/03/2012)
8 đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2012  (07/03/2012)
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất ngân hàng  (07/03/2012)
Không để tái diễn bán xăng dầu nhỏ giọt  (06/03/2012)
Hỗ trợ kinh phí cho Đề án giống cây trồng, vật nuôi  (06/03/2012)
Thị trường chứng khoán: Bước ngặt trong điều hành, diễn biến khởi sắc  (06/03/2012)
Đồng bằng sông Cửu Long: Chất lượng sống sụt giảm  (06/03/2012)
Phát động Tháng Thanh niên 2012  (05/03/2012)
187 triệu USD xây trung tâm điều khiển giao thông TP HCM  (05/03/2012)
Tổ chức tốt các điểm bầu cử cho công dân Nga tại Việt Nam  (05/03/2012)
Công bố mã tỉnh, đơn vị ĐKDT, mã trường THPT  (05/03/2012)