Sức ép lạm phát 1 con số
15:19', 9/3/ 2012 (GMT+7)

Chỉ cần than và điện tăng giá theo đúng lộ trình thì thực sự là một thách thức lớn cho nền kinh tế.

 

Các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đề ra đang được triển khai đúng hướng và bước đầu đạt kết quả đáng mừng trong 2 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán, lãi suất, tỉ giá... Tuy nhiên mục tiêu kiềm chế lạm phát 1 con số đang đứng trước nhiều thách thức, nhất là sau việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như gas, xăng dầu…và sắp tới là tăng lương cơ bản từ 1.5. Đây có thể coi là những áp lực lớn cho việc kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số  như mục tiêu đề ra.

 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm nay chỉ tăng 2,38%, thấp nhất trong 10 năm qua là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế. Thêm vào đó, tỷ giá, cán cân ngoại tệ ổn định và tín hiệu thị trường chứng khoán khởi sắc với mức giao dịch bình quân hàng ngày lên tới gần 1.200 tỷ đồng; đặc biệt huy động trái phiếu Chính phủ đạt gần 44.000 tỷ đồng là con số kỷ lục so với cùng kỳ nhiều năm trước.

 

Tuy nhiên, ngay từ tháng 3 này, có thể thấy được những sức ép mới từ việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu. Mới sang đầu tháng 3, giá gas đã tăng khoảng 50.000 đồng/bình - tương ứng với mức 10% so với giá bán trước đó và tương ứng mức tăng 35% so với cuối năm ngoái. Chỉ sau đó ít ngày, giá xăng lại bất ngờ được điều chỉnh tăng mạnh 2.100 đồng/lít, lên mức giá mới 22.900 đồng/lít. Còn với giá điện, lộ trình tăng giá đã được đưa ra có thể từ 10 - 15%.

 

Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ tính riêng giá điện tăng 5% sẽ khiến CPI tăng khoảng 0,369%. Nếu giá mặt hàng này tăng 15% trong năm nay thì CPI có thể sẽ tăng gấp 3 lần con số này. Đây thực sự một thách thức lớn cho nền kinh tế bởi xăng dầu, điện, than… là nguyên liệu đầu vào của hàng loạt ngành sản xuất, vận tải, dịch vụ.

 

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính, để đạt được chỉ số giá tiêu dùng bằng khoảng 50% mức tăng của năm 2011 thì phải phấn đấu quyết liệt và phải thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp: “Thực hiện công khai minh bạch giá hàng hóa dịch vụ như điện, than bán cho điện, xăng dầu, giá viện phí... Những điều chỉnh cũng vẫn phải kiềm chế, chưa đi theo thị trường ngay được mà vẫn phải kiềm chế ở mức độ nhất định để kiềm chế lạm phát dưới 9% như chỉ đạo của Chính phủ” – ông Thỏa nói.

 

Một dấu hiệu khác cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế là trong 2 tháng đầu năm nay, sản xuất công nghiệp của cả nước chỉ tăng 3,9%, thấp nhất so với cùng kỳ của nhiều năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc dừng hoạt động do chi phí đầu vào tăng cao.

 

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc cho rằng, hiện nay lãi suất tín dụng vẫn cao, dù một số ngân hàng thương mại lớn có các gói tín dụng lãi suất thấp nhưng mức giảm không nhiều và rất ít doanh nghiệp tiếp cận được. Kiềm chế lạm phát lúc này cũng đứng trước thách thức khác là phải đặt trong mối quan hệ giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế.

 

“Theo nhóm tư vấn thì hướng lựa chọn trong 1-2 tháng tới là kiểm soát lạm phát và thanh khoản ngân hàng để giảm lãi suất huy động và cho vay trên phương châm thúc đẩy thanh khoản, thúc đẩy tăng trưởng. Nếu không tính đến yếu tố giá xăng, dầu thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 1 con số là chắc chắn. Nếu giá dầu tăng cao khiến lạm phát vượt một con số thì phải kiềm giữ bằng được để giữ niềm tin”.

 

Với xu hướng tăng giá hiện nay khiến cho nền kinh tế vốn chưa thoát khỏi những khó khăn kéo dài lại phải gánh thêm những áp lực mới. Hiện tại chưa có tính toán nào cho thấy xăng dầu tăng giá lần này sẽ tác động bao nhiều phần trăm lên chỉ số CPI. Mặc dù vậy, con số này chắc chắn là không nhỏ bởi tác động cộng hưởng của nó. Thêm vào đó, dịch cúm gia cầm bùng phát sẽ tác động đến nguồn cung và gây sức ép tăng giá đối với nhóm thực phẩm khác. Để giữ được mức lạm phát khoảng 6% cho 10 tháng còn lại của năm nay thực sự là một thách thức lớn cho nền kinh tế.

 

. Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tham vọng của một người con xứ Nghệ  (09/03/2012)
Giá điện mua từ Trung Quốc tăng 0,28 cent/kWh  (09/03/2012)
Năm 2030: Việt Nam có đường cao tốc Bắc - Nam  (08/03/2012)
Việt Nam thuộc nhóm bình đẳng giới tốt nhất Đông Nam Á  (08/03/2012)
Bỏ chấm chéo ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012  (08/03/2012)
Thời hạn sử dụng đất kéo dài đến năm 2033   (08/03/2012)
Giá xăng tăng 2.100 đồng/lít  (07/03/2012)
Thủ tướng yêu cầu phòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng  (07/03/2012)
8 đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2012  (07/03/2012)
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất ngân hàng  (07/03/2012)
Không để tái diễn bán xăng dầu nhỏ giọt  (06/03/2012)
Hỗ trợ kinh phí cho Đề án giống cây trồng, vật nuôi  (06/03/2012)
Thị trường chứng khoán: Bước ngặt trong điều hành, diễn biến khởi sắc  (06/03/2012)
Đồng bằng sông Cửu Long: Chất lượng sống sụt giảm  (06/03/2012)
Phát động Tháng Thanh niên 2012  (05/03/2012)