Bộ GTVT: “Chưa đề xuất thu phí hạn chế phương tiện”
11:25', 18/4/ 2012 (GMT+7)

Bộ Giao thông vận tải hiện chưa đề xuất thu ngay hai loại phí

Liên quan đến ý kiến của Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội về việc thực hiện thu phí bảo trì đường bộ và các đề án chống ùn tắc giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ này hiện chưa đề xuất thu ngay phí bảo trì đường bộ và phí hạn chế phương tiện giao thông…

Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội đã có kiến nghị gửi Bộ GTVT và các cơ quan liên quan về việc thực hiện thu phí bảo trì đường bộ và các đề án chống ùn tắc giao thông, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường vừa cho biết: Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/200I/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm mới ở giai đoạn đầu đề xuất bổ sung tên vào Danh mục phí, lệ phí. Việc bổ sung vào Danh mục phí, lệ phí và việc tổ chức thu hai loại phí này nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cũng cần phải tiến hành các bước theo đúng quy trình, quy định hiện hành và phải có thời gian triển khai phù hợp. Bộ Giao thông vận tải hiện cũng chưa đề xuất thu ngay hai loại phí này, thời gian thu phải xem xét cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước” – Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

Liên quan đến Phí Bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện nay chỉ có Phí sử dụng đường bộ chứ không có Phí bảo trì đường bộ. Phí này đã có trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của UBTVQH.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, việc xây dựng và ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, không có yếu bất ngờ như kiến nghị của Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội.

Về mức phí và việc thu phí theo đầu xe cũng như đề xuất lùi thời hạn thu phí sang đầu năm 2013, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 đã quy định phương thức thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để bổ sung nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ. Bộ Tài chính là cơ quan được giao hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ; ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện đối với xe ô tô và khung mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm đối với xe mô tô. Bộ Tài chính hiện đang dự thảo thông tư hướng dẫn, sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan trước khi ban hành.

Về đề án quản lý taxi, theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, kinh doanh vận tải khách bằng taxi là một loại hình vận tải hành khách công cộng có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền, đối tượng phục vụ theo yêu cầu của cá nhân, không phải là đối tượng được ưu đãi. Loại hình này cũng được phát triển như các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô khác. Hiện nay chỉ có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là được xem xét, ưu tiên phát triển.

Trước đó, bản kiến nghị gửi Bộ GTVT, các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức chính trị xã hội Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cho biết rất bất ngờ với việc thu phí bảo trì đường bộ và đề xuất lùi thời hạn thu loại phí này sang đầu năm 2013; Mức thu phí năm 2013 bằng 60% mức đề nghị hiện nay và phấn đấu sang năm 2014 thu phí bằng thẻ, xe chạy nhiều thu nhiều để đảm bảo công bằng.

Liên quan đến phí lưu thông trong nội đô, Hiệp hội đề nghị cấm ô tô là xe cá nhân, taxi hoạt động trong một số tuyến phố dễ ùn tắc trong giờ cao điểm; phí lưu hành trong phố cấm chỉ thực hiện khi sử dụng chip tài khoản, người dân phải làm quen với sử dụng thẻ từ, xe chạy nhiều đóng nhiều, xe tải trọng lớn đóng cao hơn xe nhỏ. Với taxi, Hiệp hội cho rằng đây là loại hình vận chuyển hành khách chở nhiều người, luân chuyển hành khách trên một phương tiện cả ngày nên không đánh đồng vào phương tiện cá nhân mà nên đưa vào loại hình vận tải hành khách công cộng…

. Theo VnMedia

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vietnam Airlines tăng 195 chuyến bay nội địa  (18/04/2012)
Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Điện lực  (18/04/2012)
Thả nổi chất lượng nông sản  (17/04/2012)
Duyệt danh mục 9 sản phẩm quốc gia  (17/04/2012)
Không nghỉ phép sẽ được trả tiền  (17/04/2012)
Phan Thiết có ga xe lửa mới  (17/04/2012)
Giá rau giảm mạnh  (17/04/2012)
Làm sao để hàng sang Trung Quốc thoát ép giá?  (16/04/2012)
Người lao động với nỗi lo tìm việc làm mới  (16/04/2012)
Thái Nguyên: Sạt lở khu đổ đá thải vùi lấp 10 hộ dân  (15/04/2012)
Khởi công công trình xây dựng cầu Sài Gòn 2   (14/04/2012)
Miễn, giảm giá vé giao thông công cộng cho người khuyết tật nặng  (13/04/2012)
Công nhân nhà máy sữa có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng  (13/04/2012)
Quy định 4 môn thi tuyển dụng viên chức  (13/04/2012)
SFone chuyển sang sử dụng công nghệ 3G  (13/04/2012)