Sẽ có nhiều chính sách giúp doanh nghiệp
14:38', 20/4/ 2012 (GMT+7)

Đầu tháng 5-2012, Chính phủ sẽ công bố một số chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp (DN).

Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “tiết lộ” như vậy bên lề diễn đàn kinh doanh giải pháp thị trường do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 19-4. Ông Thành nói:

- Sẽ có hai nhóm giải pháp, một là hỗ trợ trực tiếp cho DN, trong đó bao gồm các phương án như giãn, hoãn, miễn giảm thuế cho DN và kéo lãi suất đi xuống. Nhóm giải pháp thứ hai sẽ tập trung vào việc kích cầu, tăng sức mua ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay khác hẳn năm 2009 nên các biện pháp hỗ trợ không phải là một gói mạnh mẽ như năm 2009. Trong một số trường hợp chúng ta cũng cần phải chấp nhận trả giá để thay đổi cơ cấu phát triển DN trong thời gian tới.

* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về các nhóm giải pháp hỗ trợ sẽ được triển khai?

- Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp, quan trọng nhất là phải tạo điều kiện để DN tiếp cận được vốn tín dụng. Điều này trước hết đòi hỏi phải thực hiện việc khoanh nợ, cơ cấu lại nợ cho DN, đặc biệt dành cho DN vừa và nhỏ... Sau khi nợ cũ của các DN được khoanh lại, từng DN sẽ được xem xét để cho vay, trong đó ưu tiên cho DN vừa và nhỏ, cho nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu...

Với nhóm giải pháp kích cầu, đó là cho vay tiêu dùng, giảm thuế VAT đối với một số mặt hàng, hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với an sinh xã hội với những vùng khó khăn, có thu nhập thấp... Đặc biệt với lĩnh vực bất động sản, Nhà nước có thể bỏ tiền mua lại một số dự án thích hợp, vừa tạo thanh khoản cho thị trường vừa bổ sung một số dự án vào quỹ nhà ở xã hội.

* Ngoài các giải pháp nêu trên, theo ông, những việc nào cần phải làm ngay để tình hình kinh tế không trở nên xấu hơn?

- Trước hết, cần phải nhanh chóng lấy lại lòng tin của người dân lẫn DN, trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô. Một khi lòng tin được khôi phục, vòng quay dòng tiền nhanh hơn, dòng tiền sẽ tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mới phục hồi nhanh được chứ không hẳn là từ các giải pháp của Chính phủ. Theo tôi được biết, tiền trong dân hiện nay vẫn còn rất lớn, nhưng vòng quay dòng tiền lại rất chậm. Tôi lấy ví dụ, vào những giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định, vòng quay của tiền là 2,5 lần/năm, nhưng từ cuối năm 2011 đến nay vòng quay này chỉ còn 0,8 lần/năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế thiếu tiền, một hiện tượng rất nguy hiểm.

. Theo TTO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khẳng định vai trò VN trong hợp tác Mekong-Nhật Bản  (20/04/2012)
Bộ quản lý nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp có thể có nhiều hơn 4 Thứ trưởng  (20/04/2012)
Lùi thời hạn trình Luật đất đai  (20/04/2012)
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020  (20/04/2012)
Ngân hàng xoay xở đầu ra  (19/04/2012)
Bắt đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền  (19/04/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế  (19/04/2012)
Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam 2011 – 2020  (19/04/2012)
Từ 1.5.2012, phụ cấp công vụ là 25%  (19/04/2012)
Các trường hợp xử lý kỷ luật đối với viên chức  (19/04/2012)
Các trường hợp xử lý kỷ luật đối với viên chức  (19/04/2012)
GS Ngô Bảo Châu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ  (19/04/2012)
4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu  (19/04/2012)
Nhà máy phong điện đầu tiên hoạt động  (19/04/2012)
Trung Nguyên lại để mất tên miền thương hiệu  (18/04/2012)