Đây là kết quả nghiên cứu “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế: Thực trạng và giải pháp” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch và Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo phát triển cộng đồng, công bố ngày 6.6.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trong vòng 2 năm 2010-2011 tại Hà Nội, Sơn La, Đắc Lắc và Cần Thơ nhưng cũng đã phản ánh được cơ bản thực trạng vấn đề bức xúc, tiêu cực trong y tế. Theo đó, nếu như ở bệnh viện tuyến huyện, số tiền tối đa mà người bệnh đưa cho bác sĩ chỉ là 200.000 đồng và khoảng 20.000 đồng đối với điều dưỡng, nữ hộ sinh thì lên tới tuyến tỉnh có khi người bệnh phải đưa “phong bì” cho bác sĩ tới cả 1.000.000 đồng và 100.000 đồng cho điều dưỡng hay hộ lý.
Còn bệnh viện tuyến trung ương, “phong bì” cho bác sĩ dao động từ 100.000 – 2.000.000 đồng nhưng phổ biến nhất vẫn là 500.000 – 1.000.000 đồng, đặc biệt người bệnh còn phải “dúi tiền” cho cả cán bộ hành chính, bảo vệ, nhân viên vệ sinh, nhân viên BHYT dù chỉ là vài chục ngàn.
Có tới 50% số bệnh nhân cho biết họ đưa tiền hay quà cho cán bộ y tế vì thấy mọi người đều làm như vậy và khoảng 30% số bệnh nhân cho rằng nếu không đưa “phong bì” thì bác sĩ sẽ thờ ơ hoặc khám bệnh qua loa.
. Theo SGGP |